20:10 +07 Thứ sáu, 01/12/2023

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Định dạng lại chương trình lúa gạo từ đâu?

Thứ ba - 10/04/2018 10:01
Các nghiên cứu nhằm tối ưu hoá sản xuất các loại lương thực có giá trị cao theo các điều kiện khí hậu khác nhau ở quy mô thực nghiệm, thí điểm và mở rộng. Các nghiên cứu sẽ làm trên các hộp gọi là Food Computer. Các bước chi tiết sẽ được bàn thảo chi tiết vào ngày 18/1/2017, theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, viện phó viện Biến đổi khí hậu, ĐH Cần Thơ.

PGS.TS Lê Anh Tuấn từng cảnh báo những thay đổi thiên tai và cả “nhân tai“ gây sức ép đến sinh tồn của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông cho rằng những tác động từ các quốc gia ở thượng nguồn Mekong, cho thấy vai trò của uỷ hội sông Mekong rất quan trọng trong dàn xếp nguồn nước.

Đối với trong nước: đầu tiên, phải ngưng ngay việc mở rộng diện tích đê bao, chỗ nào làm lúa không còn hiệu quả, thì dần dần mở, bỏ đê bao, giữ lại những chỗ chưa xây đê bao khép kín (những vùng ngập sâu ở khu vực Đồng Tháp Mười) thì phải giữ và không thoát lũ nữa.

Xây đê giữ nước và đào kênh xả lũ từng được xem là giải pháp chủ yếu để an cư – lạc nghiệp với ba vụ lúa trong năm ở các tỉnh vùng ngập sâu. Nhưng việc xây đê, làm lúa ba vụ khiến lượng nước đổ về vùng ĐBSCL thất thoát nhiều hơn, trong khi lượng phù sa bồi đắp ít hơn. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Hà Lan chỉ ra rằng: doanh thu của nông dân khi trồng lúa hai vụ là 2.600 USD/ha (tương đương 57 triệu đồng/ha), trừ chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu, bơm) 810 USD/ha, tương đương 17,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận còn lại là 1.790 USD/ha, tương đương 39,3 triệu đồng/ha; khi chuyển sang trồng lúa ba vụ được năm năm: doanh thu là 3.900 USD/ha, trừ chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu, bơm) 1.605 USD/ha, lợi nhuận thu được là 2.295 USD/ha, tương đương 50 triệu đồng/ha.

Canh tác lúa ba vụ được 15 năm, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu lên tới 2.110 USD/ha, trong khi doanh thu là 3.450 USD/ha, lợi nhuận chỉ còn 1.340 USD/ha, tương đương 29 triệu đồng/ha, chưa kể phần tiền xây dựng đê bao để làm lúa ba vụ. Ngược lại, nếu chỉ làm lúa hai vụ thì nông dân có thể hưởng lợi thêm từ nuôi trồng thuỷ sản, rau màu…

Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cho biết tại ĐBSCL có trên 23.687 km đê bao. Riêng bốn tỉnh thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An có tới 17.128km đê bao.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế và cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), dành nhiều gói hỗ trợ các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu và họ phải mất thời gian khá dài để chứng minh hậu quả và giá phải trả cho việc xây đê.

GS Gerardo van Halsema, chuyên gia Hà Lan, cố vấn ngân hàng Thế giới, nghiên cứu các vấn đề về biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL, nhận định: “Chúng ta tăng năng suất lúa, chạy theo thành tích nhưng sẽ phải trả giá về môi trường, lượng phù sa giảm, thuỷ sản giảm, độ dinh dưỡng của đất sẽ ngày càng suy kiệt. Đó là sai lầm và thật không dễ đối phó”.

Nhóm chuyên gia thực hiện các nghiên cứu so sánh lượng nước đổ về đồng bằng khi có đê và không có đê, cho thấy tổng lượng nước mất đi của cả đồng bằng khoảng 30 tỉ m3  nước mỗi năm, đồng nghĩa với việc mất khả năng tưới tiêu cho 1 triệu ha lúa.

Thực tế cho thấy, một loạt giải pháp sinh kế khác bền vững hơn so với giải pháp sinh kế hiện tại (mô hình lúa – tôm, lúa – cá, lúa – sen, chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn trái, rau màu…) đã xuất hiện.

ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập, so sánh nếu làm lúa hai vụ, lợi nhuận tối đa được 31 triệu đồng/năm/ha; tăng thêm một vụ lúa nữa thì lợi nhuận tối đa cũng chỉ hơn 37 triệu đồng/năm/ha. Nhưng nếu tính gồm chi phí đắp, duy tu đê, giảm năng suất lúa các mùa khác, giảm thuỷ sản, tăng chi phí phân bón thuốc trừ sâu thì xã hội sẽ thiệt hại hơn 47 triệu đồng/năm/ha.

Ngoài sự thiệt hại của trồng lúa ba vụ, GS Gerardo van Halsema nhấn mạnh: sinh kế không còn bền vững, di cư cao, thu nhập bình quân của người dân ĐBSCL giảm hơn bình quân cả nước so với cách đây 15 năm. Theo ông, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các giải pháp sinh kế bền vững thay vì đầu tư cho các giải pháp hỗ trợ sinh kế hiện tại hay bằng giải pháp công trình.

GS.TS Võ Tòng Xuân, thẳng thắn nói: “Nông dân mình thích xài phân đạm, muốn tăng năng suất. Về lâu dài, vi lượng yếu đi, khiến đất đai cũng nghèo đi, cùng là giống lúa của Nhật, nhưng trồng tại An Giang thì chất lượng lại không bằng khi được trồng tại Nhật. Muốn xoá lúa vụ 3 thì phải coi lại quy hoạch, xây dựng chiến lược vùng nào trồng cái gì, làm như thế nào thì mới xoá được; bắt đầu từ thị trường, không nên đi từ sản xuất. Coi thị trường cần gì, vùng nào thích hợp với sản phẩm nào rồi mới bắt đầu canh tác, chứ chuyển đổi ùn ùn mà không có thị trường thì rất tội cho nông dân”.

Vân Anh – Ngọc Bích
Theo TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 200


Hôm nayHôm nay : 36314

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 36314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37222451



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach