09:47 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Du lịch ĐBSCL còn sơ khai, trong con mắt chuyên gia nước ngoài

Thứ tư - 02/05/2018 09:11
“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể là điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, là phần quan trọng trong gói du lịch đến Việt Nam, tại sao chúng ta chưa làm được?”, ông Christopher Lewis Malone, giám đốc phát triển kinh tế toàn cầu của tập đoàn Tư vấn Boston (BCG – The Boston Consulting Group) đặt vấn đề.

 

Từ “Mekong” được du khách biết nhiều hơn cả Phú Quốc, Ninh Kiều, Hà Tiên… nhưng chưa có ai biết cách khai thác nó, ông Christopher Lewis Malone nói.

 

“ĐBSCL chỉ là một ‘phần bổ sung’ của chuyến đi tới TP.HCM”, ông Malone nhấn mạnh tại hội thảo quốc tế về tầm nhìn phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu do UBND TP Cần Thơ, tập đoàn Novaland và BCG phối hợp tổ chức tại Cần Thơ ngày 20/4/2018.

 

 

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vẫn hí hửng nói năm 2017, toàn vùng ĐBSCL đón hơn 22,4 triệu lượt khách đến vui chơi, tham quan, nghỉ ngơi… tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 11.310 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay, nhưng khi ông Malone phân tích, lượt khách chỉ bằng phân nửa so với đồng bằng sông Hồng, doanh thu thấp hơn 75% so với bình quân cả nước (chi tiêu bình quân của du khách mới có 22 USD/ngày); đường bay ở Cần Thơ có bốn điểm kết nối, tụt hậu xa so với TP.HCM, Đà Nẵng (ít hơn 25 điểm so với Đà Nẵng), chỉ số lao động được đào tạo rất thấp. Trong số du khách đến ĐBSCL, chỉ có 32% lưu trú qua đêm, ngành du lịch ĐBSCL tăng trưởng với tốc độ một con số đã “mừng rơn”, trong khi ở vùng khác mức gia tăng hai con số. Nếu so về hệ thống bến cảng, bến ở Hạ Long đón 22.000 lượt khách/ngày, còn bến Ninh Kiều chỉ khoảng 4.000 lượt/ngày. Số lượt khách đến ĐBSCL bị cản trở bởi hạn chế kết nối giao thông, ví dụ đi từ TP.HCM về Cần Thơ mất 3 – 4 tiếng, họ cũng mệt mỏi, xuống đây gặp chỗ nào cũng na ná nhau.

 

Để có con số nhảy múa, tour 0 đồng của Trung Quốc sẽ làm cho toàn bộ hệ thống tour tuyến, nhà nghỉ, khách sạn đông cứng ngay tức khắc, nhưng người dân ĐBSCL không muốn điều này. Ông Christopher Lewis Malone gợi ý ba chủ đề chiến lược để du lịch ĐBSCL trỗi dậy: 1/ Nghỉ dưỡng trên sông (thư giãn và phục hồi nhờ vào năng lượng thiên nhiên, tổ chức các đội tàu chuyên nghiệp); 2/ Safari ĐBSCL (khám phá và phiêu lưu ở “khu vực hoang dã”, ĐBSCL có sinh thái rất riêng); 3/ Khám phá sinh thái – nông nghiệp (làm nông một ngày, đi sâu vào ẩm thực, khám phá văn hoá của đồng bằng).

 

Từ ba chủ đề này, có sáu sản phẩm du lịch đẳng cấp mà ĐBSCL có thể xây dựng là khám phá tự nhiên, khám phá văn hoá, du thuyền trên sông, những bãi biển hoang sơ, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí kết hợp các sự kiện.

 

“Cần phải có khuôn khổ cho sự bền vững của môi trường trong chiến lược. Tính bền vững không thể là giải pháp chữa cháy. Tài sản lớn nhất của khu vực là cảnh quan độc đáo và đa dạng sinh học; sự tăng trưởng của số lượt khách đến và sự phát triển cơ sở hạ tầng cần phải được quản lý, để đảm bảo giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và những gì được ban tặng của lưu vực”, ông Melone cảnh báo.

 

Ngành du lịch không chỉ là một vài mô hình của công ty, mà nên có nhiều loại hình khác nhau. Cụm du lịch tại ĐBSCL cần phải được nâng cấp đáng kể; trước mắt là phát triển sân bay; hoàn thành đường cao tốc TP.HCM – Cần Thơ. Xây dựng đề xuất giá trị và các sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn và hiện đại, cải thiện tình trạng cơ sở lưu trú.

 

Ông John Lindquist, chuyên gia du lịch toàn cầu, cố vấn cấp cao của BCG, nói: “Các giá trị của ĐBSCL là dựa trên nền tảng đất và nước. Nhưng các tài sản du lịch này đang bị đe doạ. Lượng chất thải lớn từ nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp; các công trình ngăn chặn dòng chảy: đê bao, cống đập ngăn mặn… khiến ô nhiễm ở ĐBSCL tăng cao, nước không sử dụng được cho sinh hoạt, trẻ em vùng nông thôn không còn bơi lội được.

 

“Tôi xem những bức ảnh chụp cảnh miền quê yên bình, trẻ em nông thôn Việt Nam trèo cây, nô đùa bên những dòng sông hiền hoà, nay đã không còn nữa. Những người bán hàng ở chợ nổi than phiền buôn bán không được, ghe ít hẳn, dân bỏ xứ đi làm công nhân”, ông Lindquist nhấn mạnh.

 

Ông John Lindquist giới thiệu một số mô hình phù hợp của các dự án tương thích đã thành công trên thế giới như: hệ thống du lịch kênh đào ở Hà Lan; hệ thống du lịch đồng bằng sông Mississippi của Mỹ, với điểm đến nổi bật là thành phố New Orleans; tuyến du lịch đồng bằng sông Nile ở Ai Cập; chợ nổi Thái Lan… có thể áp dụng hiệu quả cho ĐBSCL.

 

bài, ảnh Ngọc Bích (theo TGTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 27206

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925382

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41825194



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach