02:56 +07 Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Khuyến khích sinh viên thay đổi tư duy làm công sang làm chủ

Thứ hai - 07/11/2016 08:15
Diễn đàn “Khuyến khích phong trào sáng chế tại Việt Nam” do Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với trường đại học Cần Thơ tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 03/11/2016, thu hút sinh viên và các doanh nghiệp đang ở giai đoạn ươm tạo ý tưởng khởi nghiệp.
 
Ông Rajesh Nair, giám đốc trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp – trường Kinh tế Châu Á tại Kuala Lumpur, nhấn mạnh vai trò của các trường đại học trong việc hỗ trợ sinh viên thay đổi tư duy làm công sang tư duy làm chủ.




Sinh viên trường Đại học Cần Thơ thực hành khắc chữ bằng máy gia công dùng tia Laser

Theo ông, những điển hình thành công ở Ấn Độ, Mỹ và một số nước Châu Á, có 4 giai đoạn: 1/Giai đoạn chưa có ý tưởng (Zero): hỗ trợ kỹ năng mềm, truyền tải thông tin, tạo cảm hứng, thói quen sáng tạo; 2/Sáng chế (Maker): thực hành sáng chế, tạo sản phẩm thông qua các hoạt động thực tế để tạo sự đồng cảm, thấu hiểu cộng đồng; 3/ Đổi mới sáng tạo (Innovation): Giải quyết vấn đề, chỉnh chu sản phẩm, tạo giá trị khác biệt,…;4/Nhà doanh nghiệp sáng tạo (Entrepreneur): quản trị rủi ro, chiến lược, tài chính, thương mại hóa sản phẩm…
 
“Điều cốt lõi là làm thế nào truyền được cảm hứng, khơi gợi niềm đam mê cho các em, không chỉ ở giai đoạn đại học, mà phải bắt đầu từ các cấp nhỏ hơn. Ở giai đoạn chưa có ý tưởng, chúng ta đưa các môn học về sáng tạo ở cấp 2, cấp 3 là vừa; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bài tập thực hành kích thích sự sáng tạo, ý tưởng mới từ các em”, ông Rajesh Nair nói.  
Từ góc nhìn của chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP – Innovation Partnership Program), ông Marko Seppa, trưởng đại diện mảng doanh nghiệp sáng tạo, cho biết: Các sáng chế, sáng kiến tại Việt Nam còn mang tính địa phương, được tạo ra từ một nhóm tương đồng, chưa có sự đa dạng về thành phần (tuổi tác, ngành nghề, quê quán,…); Chưa có quỹ đầu tư, hầu hết đều bị thiếu vốn; Cơ chế chính sách, thủ tục còn phức tạp…
 
Để thúc đẩy sự sáng tạo, sáng chế cho các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, ông Marko Seppa, đề xuất 3 vấn đề: Các viện, trường tăng kiến tạo, xây dựng mối quan hệ hợp tác; Chú trọng đào tạo con người (kỹ năng mềm, tăng thực hành, giảm các giờ lý thuyết…); Liên kết với doanh nghiệp, giúp các em tiếp cận với “người thật việc thật”.
 
“Chúng ta hãy mạnh dạn trao quyền cho sinh viên, những người có ý tưởng, có đam mê. Các trường đại học không nên chỉ là nơi cung cấp kiến thức, học thuật; Hãy mạnh dạn thay đổi, mạnh dạn trao quyền. Chỉ khi nào chúng ta dám chấp nhận rủi ro, thậm chí chịu nhiều thất bại thì mới có con người sáng tạo”, anh Phạm Quốc Đạt, sáng lập dự án Hatch nói.
 
Bài, ảnh: Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 77


Hôm nayHôm nay : 4217

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 628920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50047554



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach