Gần
01
tháng
trước,
báo
chí
lẫn
DN
Việt
xôn
xao
về
thông
tin
huỷ
mã
số
kinh
doanh
Nhập
khẩu
vào
Mỹ.
Nhưng
có
dè
đâu,
chuyện
679
DN
Việt
bị
chặn
này
đã
có
từ
tháng
05/2017,
đến
tận
cuối
tháng
08
lại
vẫn
được
xào
xáo
lại.
Chúng
tôi
đã
nhờ
những
người
giỏi
research
thông
tin
nhất,
kể
cả
một
bạn
phóng
viên
Đài
truyền
hình
VN
cũng
vào
cuộc
tìm
danh
sách
679
đó
nhưng
đều
không
thành
-
không
tìm
được.
Bà
Vũ
Kim
Hạnh,
chủ
tịch
Hội
DNHVNCLC
đã
gọi
vui
đây
là
con
Ma
-
vì
không
biết
nên
người
ta
mới
sợ.
Vậy
có
chuyện
gì
xảy
ra....
Việc
tìm
ra
nguyên
nhân,
mổ
xẻ
cũng
như
tìm
ra
giải
pháp
trước
mắt
để
cứu
vãn
tình
hình
là
điều
quan
trọng
giúp
doanh
nghiệp
có
hướng
đi
phù
hợp.
Luật
FSMA
(hình
internet)
Theo
quy
định
mới
trong
Luật
Hiện
đại
hóa
An
toàn
thực
phẩm
(FSMA),
những
DN
bị
hủy
mã
số
kinh
doanh
vào
Mỹ
nếu
vẫn
xuất
hàng
vào
Mỹ
sẽ
bị
từ
chối
không
cho
giao
hàng,
hoặc
tàu
chở
hàng
bị
từ
chối
không
cho
cập
cảng…
thậm
chí,
có
thể
dẫn
đến
việc
bị
xử
lý
hình
sự
hoặc
bị
phạt
rất
nặng
theo
luật
của
Mỹ.
Và
cuộc
họp
của
Hội
DN
hàng
Việt
Nam
chất
lượng
cao
với
Câu
lạc
Bộ
phóng
viên
kinh
tế
diễn
ra
chiều
ngày
7/9
mổ
xẻ
quanh
câu
chuyện
này.
Với
sự
tham
gia
của
ông
Nguyễn
Huy,
Giám
đốc
Bộ
phận
Thực
phẩm
của
Bureau
Veritas
Việt
Nam
(một
trong
những
tổ
chức
quốc
tế
về
chứng
nhận
độc
lập
cho
hàng
hóa
vào
Mỹ),
một
chuyên
gia
nắm
rõ
về
FSMA.
Doanh
nghiệp
sẽ
bị
loại
nếu…
Theo
ông
Nguyễn
Huy,
việc
cấp
mã
số
kinh
doanh
của
Mỹ
là
một
yêu
cầu
bắt
buộc
với
tất
cả
các
DN
muốn
xuất
khẩu
vào
Mỹ,
và
FSMA
có
quy
định
là
yêu
cầu
mỗi
nhà
máy
chế
biến
thì
hồ
sơ,
kế
hoạch
ATTP
phải
được
kiểm
soát,
thiết
lập
bởi
một
người
có
chứng
chỉ
do
FDA
cấp.
Đây
là
điều
bất
ngờ,
đặc
biệt
và
mới
so
với
luật
khác.
Vậy
DNVN
khi
bị
hủy
mã
số
kinh
doanh
nhập
khẩu
vào
Mỹ
và
doanh
nghiệp
chuẩn
bị
xuất
hàng
vào
Mỹ
cần
làm
gì?
Ông
Nguyễn
Huy
phân
tích,
“vấn
đề
cần
làm
bây
giờ
của
các
DN
bị
rớt
khỏi
danh
sách
là
phải
cử
một
cá
nhân
trong
DN
đi
học
để
lấy
các
chứng
chỉ
quốc
tế
(Certificate)
về
an
toàn
thực
phẩm
(ATTP)
tại
những
tổ
chức
như
Bureau
Veritas”.
Luật
có
nói
một
người
có
thể
đứng
tên
cho
nhiều
DN,
nhưng
đó
là
điều
kiện
cần,
quan
trọng
là
phải
chứng
minh
cá
nhân
đó
có
tham
gia
vào
việc
xây
dựng
ATTP
của
DN
đó,
và
cá
nhân
đứng
tên
đó
phải
chịu
trách
nhiệm
trước
FDA
về
việc
giải
trình
pháp
lý
khi
DN
mà
họ
đứng
tên
bị
sự
cố.
Ông
Nguyễn
Huy
Giám
đốc
Bộ
phận
Thực
phẩm
của
Bureau
Veritas
chia
sẻ
tại
cuộc
họp
ngày
7/9
tại
BSA
“Theo
tôi,
vấn
đề
này
mới
và
nếu
không
có
người
của
DN
đạt
được
điều
này
thì
rõ
ràng
bị
loại
ngay
từ
vòng
đầu”,
ông
Huy
cho
biết.
Đó
là
cách
tiếp
cận
mới
của
FDA,
bởi
trước
đây,
nếu
có
sự
cố
ATTP,
Mỹ
sẽ
tìm
ai
là
người
nhập
khẩu
hàng
vào,
và
“nắm
tóc”
họ,
sau
đó
người
nhập
khẩu
phải
đi
điều
tra
nhập
hàng
ở
những
đâu,
và
FDA
thấy
rằng
điều
này
tốn
nhiều
thời
gian
để
tìm
ra
nguyên
nhân
gốc
rễ
của
nó.
Do
đó
luật
mới
thay
đổi
quan
điểm
tiếp
cận,
họ
nhắm
đến
DN
làm
ra
sản
phẩm
xuất
vào
Mỹ.
Và
họ
tạo
ra
được
những
người
chứng
nhận
thì
họ
sẽ
nắm
được
các
DN
nhanh
hơn
là
tìm
ra
được
sản
phẩm
mất
an
toàn…
Những
người
học
khóa
học
này
của
DN
không
bắt
buộc
là
người
của
doanh
nghiệp
đó,
DN
có
thể
thuê
(tư
vấn,
cộng
tác
viên)
nhưng
trong
tờ
khai
với
FDA
phải
khai
cho
rõ
về
những
người
chứng
nhận
này.
Chú
ý
chất
gây
dị
ứng
Luật
FSMA
quy
định
4
chương
trình
về
ATTP.
1 –
là
kiểm
soát
ngăn
ngừa
trong
quá
trình
sản
xuất
của
DN;
2 -
là
kiểm
soát
ngăn
ngừa
về
chất
gây
dị
ứng;
3
–
kiểm
soát
ngăn
ngừa
về
vệ
sinh
trong
quá
trình
sản
xuất;
4
- là
kiểm
soát
ngăn
ngừa
trong
chuỗi
cung
ứng
của
các
DN.
Trong
đó,
có
một
số
điểm
mới
như,
kiểm
soát
ngăn
ngừa
về
chất
gây
dị
ứng,
nhiều
DN
VN
không
biết
chất
gây
dị
ứng
bên
Mỹ
là
như
nào.
Ông
Huy
dẫn
chứng,
như
thông
tin
FDA
cung
cấp,
hiện
nay
có
từ
36
–
38%
lô
hàng
từ
chối
nhập
khẩu
vì
khai
báo
sai
chất
gây
dị
ứng.
Chiếm
1/3
số
vụ
bị
từ
chối
nhập
khẩu.
Nhưng
hỏi
DNVN
lại
rất
“ngơ
ngác”
về
chất
gây
dị
ứng,
vì
mình
thì
ăn
gì
cũng
được
còn
họ
thì
như
bơ,
đậu
phộng
là
một
chất
gây
dị
ứng
cực
mạnh…
Người
Thái
đã
học
từ
tháng
9/2016
Ông
Nguyễn
Huy
cho
rằng,
ông
may
mắn
đăng
ký
với
FDA
và
họ
chấp
nhận
cho
tham
dự
chương
trình
để
trở
thành
giảng
viên
chính
thức,
ông
học
cùng
lớp
ở
Thái
Lan
vào
tháng
9/2016
theo
chương
trình
của
Bộ
nông
nghiệp
Thái
Lan.
Điều
đó
có
nghĩa,
Thái
Lan
đã
học
trước
VN
cả
năm
trời,
còn
DNVN
hiện
nay
lại
đang
rất
mù
mờ
thông
tin
về
FSMA.
Và
không
riêng
các
lãnh
đạo
của
Bộ
nông
nghiệp
Thái
Lan,
thành
phần
tham
dự
khóa
học
còn
có
những
trường
ĐH
lớn
của
Thái
với
những
khoa
thực
phẩm
theo
học…
Đến
nay
Bureau
Veritas
Việt
Nam
đã
triển
khai
được
khoảng
10
lớp
học
về
FSMA,
và
từ
tháng
10/2016
–
3/2017
Bureau
Veritas
tổ
chức
cho
các
DN
trong
ngành
cà
phê,
ngành
điều,
mật
ong.
Dự
kiến
cuối
tháng
9
này
Bureau
Veritas
sẽ
làm
một
lớp
nữa
với
DN
trong
Hội
DNHVNCLC. |
Bài,
ảnh:
Trần
Quỳnh