Đi đâu, người ta cũng muốn mua một chút gì đó ở nơi đến về làm quà.Tới lễ hội sẽ có nhiều chọn lựa hơn? Lễ hội bánh dân gian có rất nhiều loại, tỉnh nào cũng có được sản phẩm riêng biệt, nhưng cái có thể mua về làm quà quá ít.
Theo ông, Nhật và Việt Nam rất giống nhau.Các thành phố lớn như Tokyo, Kyoto có nhiều loại bánh nổi tiếng từ xưa tới giờ.Khi về các vùng nông thôn, người dân Nhật vẫn còn duy trì các món ngon gia truyền.Lúc còn nhỏ, nơi đâu cũng có các loại bánh truyền thống giống nhau, nhưng cách nay 20 – 30 năm, Nhật bắt đầu thay đổi, ông nói tiếp. Người ta nghĩ cách bảo quản được lâu, xây dựng thương hiệu lớn, mẫu mã đẹp, phải kỳ công theo đuổi để làm được chuyện đó.
Ở kỳ lễ hội giao lưu văn hoá Việt – Nhật tổ chức tại Cần Thơ, có ba người đẹp được chọn làm đại sứ du lịch cho các tỉnh miền Tây, chúng tôi mời họ đi qua các thành phố của Nhật (Tokyo, Katude, Guma). Đi đâu thì ăn, mặc, ở cũng là vấn đề mấu chốt. Vào tháng 8/2018, một phái đoàn 200 doanh nhân Nhật vào Việt Nam, liệu có thể làm các loại bánh dân gian để giới thiệu với khách? Ông Kondo đưa ra tình huống.
Bánh dân gian tồn tại lâu đời nhưng đang chựng lại, không phát triển hơn nữa và thế hệ kế tục ngày càng ít đi. Cần Thơ có đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long, và nếu liên kết những sản phẩm có thể làm quà thì số đông mới tồn tại được.Ngược lại nếu cứ hoạt động riêng lẻ thì chỉ tồn tại ở vùng nhỏ xíu của mình thôi.Có liên kết mới hướng dẫn, mới giải quyết những vướng mắc lâu nay, ông Kondo nói. “Nếu các cơ sở nhỏ khó tìm được mối liên kết với các công ty Nhật, tôi sẽ đứng ra đảm trách vai trò liên kết. Các công ty Nhật đến Việt Nam mang theo công nghệ tạo ra giá trị tăng thêm, sản phẩm Ichi hay sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Kameda rất thành công. Từ trái sơ ri Gò Công, công ty Nhật tạo sản phẩm nước uống bán ra nước ngoài, và nhiều nhất là vẫn là Nhật, trong khi nhiều nơi ở Việt Nam không biết và không làm được vì cần hệ thống bảo quản, kỹ thuật chế biến tối tân hơn”, ông Kondo nhận định. Theo kinh nghiệm của ông Kondo, việc hợp tác đừng quá kỳ vọng vào công ty khổng lồ, vì họ có thể nuốt chửng mình và chỉ nên bắt tay với các xí nghiệp vừa và nhỏ, dùng kỹ thuật của họ để phát triển sản phẩm của mình, kết nối doanh nghiệp nhỏ để thành lớn mạnh.
Đây là hình ảnh những nhà máy nhả khói mịt mù, khi xem hình người ta nói đó là Trung Quốc, thực ra cách đây 40 năm, nước Nhật cũng ô nhiễm như vậy, thức ăn cũng không an toàn, nhưng người Nhật từng bước cải thiện mới được như hôm nay.
“Thời đại ngày nay, người tiêu dùng muốn biết mình ăn gì, sạch sẽ an toàn không? Công nghệ giúp họ kiểm tra sản phẩm dễ dàng, mình phải đáp ứng tiêu chuẩn đó, không đáp ứng sẽ không tồn tại được”, ông Kondo chia sẻ tiếp.
Có những ý kiến trái chiều cho rằng bánh dân gian Nam bộ không cần phải làm gì nữa, đã là một thương hiệu rồi không cần phải xây dựng cho từng loại riêng biệt. Ví dụ như bánh bò, bánh da lợn… chỉ cần đăng ký bánh dân gian Nam bộ, đi đâu cũng sử dụng cho tất cả các loại bánh. Trong khi đó, nhiều thực khách tới lễ hội lại cho rằng không phải ai làm bánh cũng ngon, vì có bí quyết riêng, vì ý muốn làm cho thật ngon, là cái hồn thả vào đó, nên phải xây dựng thương hiệu từ những giá trị bản sắc, khẳng định vị thế nhà cung cấp uy tín, đáp ứng đúng yêu cầu của người mua “ăn đúng cách, hiểu đúng nguồn”, có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch và có trách nhiệm, phải từ những sản phẩm được tín nhiệm, cơ sở dữ liệu có thật, chứ không thể từ một tài sản vô hình.
Vân Anh – Ngọc Bích (theo TGTT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 152
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 150
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 591764
Tổng lượt truy cập : 50010398