TS
Phạm
Văn
Tấn,
Phó
giám
đốc
Phân
Viện
cơ
điện
nông
nghiệp
và
công
nghệ
sau
thu
hoạch,
vừa
hoàn
tất
chuyến
khảo
sát
một
số
nước
châu
Phi,
cho
biết:
Tổ
chức
Hợp
tác
Phát
triển
Đức
(GIZ)
và
một
số
tổ
chức
của
Mỹ
hỗ
trợ
chương
trình
tự
sản
xuất
lúa
gạo
để
đảm
bảo
an
ninh
lương
thực
ở
các
nước
châu
Phi.
Họ
được
hỗ
trợ
máy
móc,
kỹ
thuật,
hướng
dẫn
quy
trình
canh
tác…
một
cách
bài
bản.
Quang
cảnh
hội
thảo
Theo
TS
Tấn,
một
số
thị
trường
nhập
khẩu
gạo
lớn
của
Việt
Nam
như
Philippines,
Indonesia
cũng
đang
xây
dựng
các
chương
trình
này.
Nếu
không
đổi
mới,
tìm
cách
gia
tăng
giá
trị
cho
cây
lúa,
hạt
gạo
thì
chắc
chắn
không
bao
lâu
nữa
lợi
thế
cạnh
tranh
của
chúng
ta
sẽ
không
còn.
Theo
đánh
giá
của
TS
Lê
Văn
Bảnh,
Cục
trưởng
Cục
chế
biến,
thương
mại
Nông
lâm
thủy
sản
và
nghề
muối,
để
đáp
ứng
nhu
cầu
sản
xuất
lúa
hàng
hóa
trong
giai
đoạn
hội
nhập,
cần
ứng
dụng
cơ
giới
hóa
đồng
bộ
vào
sản
xuất
để
tăng
năng
suất,
đáp
ứng
tính
thời
vụ,
đảm
bảo
chất
lượng
sản
phẩm,
giảm
tối
đa
tổn
thất
sau
thu
hoạch.
Thu
hoạch
lúa
bằng
máy
gặt
đập
liên
hợp
ở
ĐBSCL
Mức
độ
cơ
giới
hóa
nông
nghiệp
trong
sản
xuất,
chế
biến
lúa
gạo
ở
ĐBSCL,
theo
TS
Bảnh,
cơ
giới
hóa
khâu
làm
đất
đạt
98%,
khâu
thu
hoạch
đạt
75%,
khâu
sấy
lúa
chủ
động
đạt
45%.
Về
bảo
quản
và
tồn
trữ,
tổng
công
suất
của
hệ
thống
kho
chứa
lúa
gạo
ở
ĐBSCL
đạt
khoảng
6,7
triệu
tấn.
Tuy
nhiên, hệ
thống
kho
chứa
chưa
đáp
ứng
các
yêu
cầu
kỹ
thuật
để
bảo
quản
lúa
dài
ngày
từ
6-12
tháng.
Công
nghệ,
thiết
bị
cho
chế
biến
gạo
có
nhiều
tiến
bộ
so
với
các
nước
trong
khu
vực
song
tỷ
lệ
thu
hồi
gạo
còn
thấp,
chỉ
đạt
60-62%,
trong
đó
có
42-43%
là
gạo
nguyên.
Nhà
nước
tiếp
tục
bổ
sung,
hoàn
thiện
các
chính
sách
thúc
đẩy
ứng
dụng
cơ
giới
hóa
trong
sản
xuất
lúa,
phát
huy
vai
trò
chủ
động
của
các
doanh
nghiệp
kinh
doanh
xuất
khẩu
gạo
trong
việc
đầu
tư
hệ
thống
sấy
lúa,
kho
chứa,
xưởng
chế
biến
sản
phẩm
sau
gạo
gắn
với
tạo
điều
kiện
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
đổi
mới
công
nghệ,
PGS
TS
Lê
Văn
Bảnh
mong
mỏi.
Ông
Phan
Hồng
Sơn,
phó
chủ
tịch
Hội
đồng
quản
lý
Quỹ
Đổi
mới
Công
nghệ
quốc
gia
cho
biết
các
hoạt
động
tài
trợ,
cho
vay
ưu
đãi,
bảo
lãnh
vay
vốn,
hỗ
trợ
lãi
suất
cho
vay
đối
với
các
doanh
nghiệp
thực
hiện
dự
án
đổi
mới
công
nghệ
được
triển
khai
từ
năm
2015,
tập
trung
các
dự
án
nghiên
cứu
phát
triển
công
nghệ,
sản
xuất
thử
nghiệm
sản
phẩm
mới,
chuyển
giao
công
nghệ,
đào
tạo
cán
bộ,
mưa
sắm
thiết
bị
đặc
chủng,
thiết
bị
đo
kiểm,
mua
phần
mềm,
thiết
kế,
bản
quyền
công
nghệ,
đăng
ký
tiêu
chuẩn,
chất
lượng,
sở
hữu
trí
tuệ...
Tuy
nhiên,
mức
hỗ
trợ
tối
đa
là
30%
tổng
chi
phí
dự
án.
Bài,
ảnh:
Ngọc
Bích