Ảnh hưởng lớn
Ông Châu Nhựt Trung, Tổng Giám đốc Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ, cho hay lâu nay thị trường các tỉnh miền Trung tiêu thụ khá lớn các sản phẩm thịt gia cầm của công ty. Đơn cử mỗi tháng thị trường này tiêu thụ 10.000-15.000 con vịt, chủ yếu là các TP lớn như Đà Nẵng. Tuy nhiên, những tháng gần đây sức mua tại các tỉnh miền Trung giảm đến 30%-40%.
Ông Trung nhận định nguyên nhân chính là do nguồn thu từ khai thác biển giảm nên thu nhập của ngư dân giảm, dẫn tới sức mua hàng hóa thực phẩm cũng sụt theo. “Dù doanh thu giảm sút nhưng công ty vẫn có chính sách kích cầu nhằm hỗ trợ người tiêu dùng các tỉnh miền Trung. Ví dụ, các sản phẩm gia cầm như thịt vịt, người tiêu dùng thị trường này thường chọn những con có trọng lượng thấp và công ty có chính sách giảm giá 5%-10%” - ông Trung cho hay.
Tổng Giám đốc Công ty Nước giải khát Bidrico Nguyễn Đặng Hiến kể sau khi xảy ra sự cố môi trường biển tại miền Trung, ông đã ra khu vực này để tìm hiểu xem sự cố này ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh. Khảo sát thực tế cho thấy đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương bị ảnh hưởng lớn khi nhiều ghe tàu phải nằm bờ, ngư cụ treo…
Mua bán hải sản tại miền Trung có dấu hiệu hồi phục. Trong ảnh: Mua bán cá ở cảng cá Thọ Quang. Ảnh: LÊ PHI
Sản lượng nước giải khát của Bidrico bán ở khu vực miền Trung giảm 20%-35%. Hiện công ty đang tăng lượng hàng khuyến mãi cho người dân như tặng ly tách, xô, nón mũ…
“Mục tiêu chúng tôi là làm sao phục hồi được thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều này rất khó khăn, bởi quan trọng là nguồn thu của người dân không có hoặc giảm thì lấy tiền đâu để mua hàng hóa” - ông Hiến chia sẻ.
Cùng chung “cảnh ngộ”, ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty Minh Long Hưng (chuyên cung cấp quần áo trẻ em), cho biết gần đây doanh thu tại khu vực miền Trung rớt thê thảm đến 50%. Không chỉ vậy, năm nay giá bông sơ tăng 2,5 USD/kg, lên mức gần 50.000 đồng/kg, sợi dệt cũng tăng 15% lên 15.000 đồng/kg nhưng do sức mua yếu nên công ty không dám tăng giá bán lẻ.
“Nguyên nhân sức mua yếu vì gặp thiên tai địch họa, người dân không có tiền để mua sắm. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn tiếp tục ra các mẫu mã mới, với chất lượng và giá cả hợp lý” - ông Sinh nhấn mạnh.
Tương tự, nhiều công ty khác như Bibica, Vissan, Saigon Food... cũng cho hay tình hình mua bán ở khu vực miền Trung khá yếu.
Có dấu hiệu phục hồi
Dù tình hình mua bán ì ạch trong suốt một thời gian dài nhưng thời điểm này đã có dấu hiệu khả quan. Tại TP Đà Nẵng, sức mua hàng hóa thiết yếu, cá, tôm và các loại hải sản đã bắt đầu khôi phục. Ông Huỳnh Văn Phương, Trưởng Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, cho hay: “Hiện việc buôn bán đã phục hồi được khoảng 80% so với trước đây. Tuy nhiên, tâm lý một số người tiêu dùng vẫn còn lo ngại ăn cá, hải sản”.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay trước sự cố ảnh hưởng đến môi trường biển, TP đã kịp thời chỉ đạo triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ hải sản cho ngư dân. “TP đã tổ chức gần 50 điểm bán sản phẩm hải sản sạch tại các chợ và một điểm tại âu thuyền Thọ Quang. Đồng thời đã triển khai xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn. Về hoạt động thương mại thì nguồn hàng khá phong phú, đa dạng, sức mua các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm... gần đây tăng” - ông Minh cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng khi đánh bắt, chế biến, tiêu thụ cá, tôm hồi phục sau một thời gian dài ảm đạm sẽ kéo sức mua hàng hóa tăng trở lại.
Sớm ổn định đời sống Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình dẫn báo cáo tại phiên họp của UBND tỉnh diễn ra mới đây cho hay tình hình kinh tế-xã hội bảy tháng đầu năm vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự cố môi trường biển gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, dịch vụ nghề cá và các hoạt động liên quan đến du lịch, nhà hàng, khách sạn... Chẳng hạn lượng khách du lịch giảm 25,6%, doanh thu lưu trú, ăn uống giảm 7,5% so với cùng kỳ. Trước đó, UBND tỉnh đã thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển để khắc phục sự cố, sớm ổn định đời sống, sản xuất. Theo thống kê, tổng thiệt hại ước tính đến hết tháng 6 của toàn tỉnh là 2.662 tỉ đồng và đến hết năm 2016 là khoảng 4.000 tỉ đồng. _________________________________ Tour đi miền Trung giảm hẳn Một số doanh nghiệp du lịch cho hay trong thời gian qua do sự cố môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung nên có thời điểm dù đang trong mùa cao điểm du lịch nhưng lượng khách giảm sút, hệ số lưu trú của các khách sạn đạt thấp; các nhà hàng ven biển vắng khách. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt, thông tin tour đi miền Trung giảm hẳn so với trước khi xảy ra ô nhiễm môi trường biển. Hạn chế mua sắm Trong sáu tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở khu vực nông thôn miền Trung chỉ đạt 4%, so với cùng kỳ năm ngoái đạt 11,6%. Tăng trưởng chậm lại ở tất cả ngành hàng, đặc biệt giảm ở ngành hàng thực phẩm đóng gói. Xu hướng người tiêu dùng mua những sản phẩm có mức giá thấp hơn nhằm tiết kiệm hơn, đồng thời người tiêu dùng cũng hạn chế tần suất mua sắm để kiểm soát chi tiêu.
Ông NGUYỄN
HUY
HOÀNG,
Giám
đốc
phát
triển
kinh
doanh |
LÊ PHI - QUANG HUY - TÚ UYÊN
Nguồn tin: PLTPHCM
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 101
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 98
Hôm nay : 31101
Tháng hiện tại : 615317
Tổng lượt truy cập : 50033951