Liên
minh
Năng
lượng
bền
vững
Việt
Nam
phối
hợp
với
ban
Chỉ
đạo
Tây
Nam
bộ
và
trung
tâm
Phát
triển
sáng
tạo
xanh
(GreenID)
tổ
chức
tuần
lễ
Năng
lượng
tái
tạo
(NLTT)
tại
TP
Cần
Thơ.
Ông
Rainer
Brohm,
cố
vấn
NLTT,
thuộc
tổ
chức
Hợp
tác
phát
triển
Đức
(GIZ),
nhận
định:
“Việt
Nam
nhận
năng
lượng
ánh
sáng
mặt
trời
1.460
–
2.000
kWh/năm
–
một
sự
mơ
ước
đối
với
Tây
Ban
Nha
hay
Ý”.
Gần đây các trung tâm và trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu về NLTT, đó là động thái tích cực.
Với sáu công ty đã thực hiện các dự án tiền khả thi, Việt Nam sẽ có 850MW từ nguồn điện mặt trời vào năm 2020 và 12GW vào năm 2050.
“EU sẽ tài trợ 40 triệu USD và hỗ trợ kỹ thuật cho ngành năng lượng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, nhằm góp sức cải thiện nguồn cung cấp điện cho vùng nông thôn, biên giới, hải đảo và vùng cao của Việt Nam”, ông Antoine Vander Elst, thành viên phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết.
Theo tính toán, trung bình mỗi hộ gia đình chỉ cần đầu tư một lần 8 triệu đồng để lắp một bộ thiết bị năng lượng mặt trời cung cấp điện sử dụng đèn, quạt, tivi, nấu ăn vừa tiết kiệm tiền điện hàng tháng vừa hạn chế phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
Dù có nguồn NLTT phong phú như vậy, nhưng việc phát triển nguồn năng lượng này đang gặp bốn rào cản: 1/ Kinh tế (còn tồn tại các cơ chế ưu đãi, trợ giá với các nguồn năng lượng truyền thống; chưa xem xét các chi phí ngoại sinh khi sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống; giá thành NLTT còn cao); 2/ Tài chính (các nhà đầu tư NLTT khó tiếp cận các nguồn vốn – đặc biệt là nguồn vốn có lãi suất ưu đãi); 3/ Kỹ thuật (hạ tầng cho phát triển NLTT chưa phát triển); 4/ Thể chế (đơn vị mua điện – EVN có năng lực tài chính không đảm bảo, quy trình đầu tư phức tạp, chưa có lộ trình về giá bán lẻ điện), theo TS Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia về NLTT.
Bà Nguỵ Thị Khanh, giám đốc GreenID, cho rằng có bảy hiểu lầm về NLTT tại Việt Nam cần được gỡ bỏ: 1/ NLTT không ổn định, thường làm gián đoạn quá trình cung cấp điện và không thể cung cấp điện liên tục 24 giờ một ngày; 2/ NLTT đắt đỏ và xa xỉ, chỉ phù hợp với những quốc gia phát triển; 3/ Năng lượng hoá thạch tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn NLTT; 4/ Tỷ lệ điện năng được sản xuất từ NLTT được đưa lên hệ thống phát điện càng cao, càng làm tăng giá điện; 5/ Than là sự lựa chọn duy nhất giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng đang ngày càng gia tăng; 6/ Phát triển NLTT dẫn tới sự phụ thuộc công nghệ nước ngoài; 7/ Thiếu chuyên môn về NLTT làm cản trở quá trình phát triển NLTT tại Việt Nam.
Các cuộc bàn thảo đều vướng rào cản do chưa có cơ chế sòng phẳng cho NLTT hoà lưới điện quốc gia, theo ông Trần Hữu Hiệp, uỷ viên chuyên trách ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.
“Sẽ mất nhiều thời gian, có thể là 20 – 30 năm, thậm chí lâu hơn nữa để chuyển đổi tư duy, cơ chế quyết định giá dựa trên nhu cầu thị trường về nguồn NLTT bền vững tại Việt Nam”, theo ông Rainer Brohm.
Thuý
An
–
Nam
Việt
Theo
TGTT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 305
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 303
Hôm nay : 69334
Tháng hiện tại : 473571
Tổng lượt truy cập : 52585247