Trước
ngày
2.8.2017,
cộng
đồng
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
cá
tra
Việt
Nam
không
biết
I-house
là
gì.
Thuật
ngữ
I-house,
chỉ
được
nhắc
đến
nhiều
sau
ngày
2.8,
khi
Mỹ
quyết
định
nâng
tần
suất
kiểm
tra
các
lô
hàng
nhập
khẩu
cá
tra
lên
100%.
Quyết
định
này
buộc
các
doanh
nghiệp
xuất
cá
tra
sang
Mỹ,
phải
đưa
hàng
vào
các
I-house
để
nhân
viên
FSIS
tiến
hành
kiểm
tra
chất
lượng,
nhãn
mác,
bao
bì,
sau
đó
đóng
dấu
lên
từng
thùng
hàng
mới
được
đưa
ra
ngoài
bán.
Việc
cá
tra,
thay
vì
được
thông
quan
từ
cảng,
nay
phải
vào
I-house,
đang
gây
quá
nhiều
rắc
rối.
Nhân
viên
kiểm
tra
của
FSIS
(cơ
quan
kiểm
tra
an
toàn
thực
phẩm)
của
Bộ
nông
nghiệp
Mỹ
đang
kiểm
tra
lô
hàng
đông
lạnh
nhập
khẩu
tại
cảng
New
Orleans.
Ảnh:
MĐ
Cuối
tuần
trước,
tiếp
xúc
với
một
doanh
nghiệp
gốc
Việt
kinh
doanh
cá
tra
tại
TP
New
Orleans,
bang
Louisiana
–
nơi
thánh
địa
nuôi
con
cá
catfish
của
Mỹ.
Ông
này
kể,
lúc
đầu,
cả
nhà
nhập
khẩu
Mỹ
lẫn
các
doanh
nghiệp
Việt
Nam
đều
nghĩ
đơn
giản
về
cái
I-house,
rằng
phía
FSIS
chỉ
có
thể
đưa
ra
quy
định
hàng
phải
vào
đó
rồi
cho
qua,
chứ
không
thể
thực
hiện
các
bước
kiểm
tra
ngay
được.
Vì
như
công
bố,
số
lượng
I-house
được
chỉ
định
quá
ít,
trong
khi
hàng
hoá
khắp
thế
giới
phải
đổ
về
đây,
lấy
đâu
ra
chỗ
chứa?
Hơn
nữa,
số
lượng
nhân
viên
FSIS
còn
thiếu,
lấy
đâu
ra
đủ
người
để
phân
bổ
kiểm
tra
hàng
nhập
vào
tất
cả
các
I-house
trên
khắp
nước
Mỹ?
Kinh
phí
trả
lương
cho
nhân
viên
FSIS
cũng
còn
thiếu!
Nghe
đâu,
bộ
Nông
nghiệp
Mỹ
không
thể
một
lúc
tìm
được
hơn
30
triệu
USD
để
trang
trải,
duy
trì
hoạt
động
việc
thanh
tra
nên
trước
mắt,
các
lô
hàng
vẫn
có
thể
ra
vào
dễ
dàng
như
trước.
Dự
đoán
là
một
chuyện,
còn
quyền
thực
hiện
của
FSIS
lại
hoàn
toàn
khác.
Sau
ngày
2.8,
tất
cả
hàng
hoá
đều
phải
thực
hiện
răm
rắp
quy
định
đưa
vào
I-house.
FSIS
quy
định,
lô
nào
tới
trước
đưa
vào
trước,
tới
sau
đưa
vào
sau;
I-house
đầy
hàng
thì
doanh
nghiệp
phải
thuê
kho
bên
ngoài,
chờ
“xếp
tài”
vào
I-house.
Cũng
có
trường
hợp,
như
hàng
vào
cảng
ở
khu
vực
này,
nhưng
do
I-house
đầy
thì
doanh
nghiệp
buộc
phải
tìm
I-house
khác,
cách
cảng
mấy
trăm
cây
số.
Nhân
viên
FSIS
kiểm
tra,
đóng
mộc
xong
mới
kéo
hàng
quay
trở
lại
để
giao
cho
khách
hàng.
Vị
doanh
nghiệp
gốc
Việt
giải
thích,
giai
đoạn
này,
chỉ
những
doanh
nghiệp
nào
có
tiểu
sử
không
tốt
(trước
đó
bị
phát
hiện
hàng
không
đạt,
phải
trả
về)
mới
bị
giữ
lại
cảng
để
lấy
mẫu
xét
nghiệm.
Còn
lại,
hàng
phải
vào
I-house
cho
nhân
viên
FSIS
tiến
hành
kiểm
tra,
đối
chiếu
chứng
từ,
nếu
đạt
thì
đóng
dầu
chứng
nhận
rồi
mới
cho
xuất
kho.
Hàng
vào
I-house
là
thời
điểm
doanh
nghiệp
Việt
phải
“nín
thở”
chờ...
kết
quả.
Có
đủ
thứ
lý
do
để
hàng
bị
“ngâm”
ở
I-house.
Có
thể
là
do
I-house
thiếu
nhân
viên
nên
việc
kiểm
tra
trễ
nải.
Có
thể
do
chứng
từ
bị
sai,
không
khớp
với
nhau,
nhãn
mác
ghi
không
đúng…
nên
nhân
viên
FSIS
mất
nhiều
thời
gian
kiểm
tra
tỉ
mỉ
hơn...
“Nhiều
bộ
chứng
từ
sai
một
chữ
do
lỗi
đánh
máy
họ
cũng
yêu
cầu
điều
tra,
sửa
lại”,
ông
bạn
kể.
Xong
công
đoạn
chứng
từ,
đến
lượt
đóng
dấu
chứng
nhận
mới
là
nan
giải.
Cũng
vì
không
đủ
người
(hiện
FSIS
chỉ
bố
trí
mỗi
I-house
có
hai
ba
nhân
viên),
đa
số
lại
mới
học
việc
(có
nhân
viên
lâu
năm
nhưng
công
việc
kiểm
tra
này
cũng
quá
mới
với
họ),
nên
chỉ
mỗi
công
việc
đóng
dấu
cũng
diễn
ra
khá
chậm.
Nhân
viên
công
quyền
phải
tháo
rời
từng
palet
hàng,
lôi
từng
thùng
hàng
ra
để
đóng
mộc.
Trong
khi,
I-house
là
kho
lạnh,
thùng
carton
bị
ẩm
ướt,
dấu
mực
đóng
bị
nhoè,
hoen
ố
và
cứ
thế
phải
đóng
đi
đóng
lại
nhiều
lần.
“Có
container
đóng
dấu
cả
ngày
không
xong,
tới
chiều
lại
phải
đưa
vào
I-house
để
hôm
sau
đóng
tiếp,
nhưng
khi
kéo
hết
các
container
đã
đóng
ngày
hôm
trước
kiểm
tra
thì
mực
bị
loang,
lại
phải
làm
lại
từ
đầu!”.
Hàng
càng
bị
“ngâm”
lâu
ở
I-house
càng
phát
sinh
chi
phí.
Nhẩm
tính,
trung
bình,
một
lô
hàng
từ
lúc
vào
I-house
đến
lúc
ra
mất
ít
nhất
mười
ngày
đến
nửa
tháng,
có
khi
là
gần
cả
tháng
trời.
Chỉ
riêng
chi
phí
đóng
dấu
đã
phát
sinh
thêm
12
–
25
cent
mỗi
pound
philê
cá
tra
(doanh
nghiệp
phải
trả
phí
cho
nhân
viên
FSIS).
Chưa
hết,
cũng
vì
công
việc
quá
mới
với
các
nhân
viên
FSIS,
nên
chi
phí
cho
I-house
cũng
“nhảy
múa
lộn
tùng
phèo”.
Nếu
I-house
nào
mà
nhân
viên
thuận
việc,
làm
lẹ
hàng
ra
nhanh,
chi
phí
thấp.
Rủi
cho
doanh
nghiệp
nào
có
hàng
vào
I-house
mà
nhân
viên
làm
chậm
chi
phí
có
khi
lên
tới
năm
sáu
ngàn
đôla
mỗi
container
hàng.
Điều
này,
khiến
doanh
nghiệp
rất
đau
đầu,
khó
định
được
giá
bán
cho
khách
hàng.
Lẽ
thường,
phí
phát
sinh
tại
cảng
đến,
như
trường
hợp
đội
lên
ở
các
I-house, sâu
xa
người
tiêu
dùng
phải
chịu.
Thời
gian
qua,
có
doanh
nghiệp
chọn
cách
bán
hàng
sau
khi
đã
trừ
hết
chi
phí
phát
sinh
ở
cảng,
ở
I-house.
Nghĩa
là,
doanh
nghiệp
cứ
đưa
hàng
qua
Mỹ,
trả
hết
tất
tần
tật
các
chi
phí,
sau
đó
cộng
vào
giá
bán
cho
nhà
nhập
khẩu.
Chọn
cách
này
có
phần
rủi
ro,
vì
doanh
nghiệp
không
thể
lường
định
hết
chi
phí
phát
sinh
cuối
cùng.
Nếu
hàng ra
khỏi
I-house
nhanh,
chi
phí
thấp
còn
dễ
bán,
rủi
bị
“ngâm”
lâu,
phí
tăng
không
thể
cạnh
tranh.
Cũng
có
doanh
nghiệp
chọn
cách
bán
hàng
tại
cảng
xuất
(FOB),
nhưng
đa
phần
nhà
nhập
không
chấp
nhận
vì
họ
cũng
sợ
rủi
ro.
Tóm
lại,
từ
khi
xuất
hiện
cái
I-house,
bán
hàng
theo
phương
thức
nào
cũng
khó
vì
giá
thành
cá
tra
bị
đội
lên
khá
nhiều.
Các
doanh
nghiệp
Việt
Nam,
đang
phải
chịu
rủi
ro
nhiều
hơn
trước
đây…
Hàng
bị
ùn
ứ
ở
I-house
không
những
phát
sinh
chi
phí,
mất
sức
cạnh
tranh;
mà
còn
bị
ngâm
vốn,
rủi
ro
tài
chánh...
doanh
nghiệp
lãnh
đủ!
Theo
Minh
Đức
(TGTT)