Ở miền Tây, thời các đại lý thuốc BVTV giàu lên nhanh chóng đã qua, đến lúc xuất hiện những đại lý “ranh ma” đăng ký doanh số lớn để hưởng lợi từ mức thưởng doanh số rồi bán hàng dưới giá thành, rồi chiếm dụng vốn đầu tư nuôi cá, nuôi tôm, kinh doanh bất động sản tới mức vỡ nợ.
Nhiều công ty cung ứng điên đầu khi phải tái cấu trúc – xoá đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 để trực tiếp quản lý công nợ từng đại lý.
Nhiều tổ chức câu lạc bộ nông dân, cánh đồng liên kết được hình thành để vừa cung ứng vật tư vừa kiểm soát công nợ.
Năm 2002, cả nước có 42 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoá chất BVTV, tăng gần gấp hai lần so năm 1992.
Cách đây ba năm, miếng bánh ấy phải chia nhỏ cho 270 công ty sản xuất (sang chai, đóng gói) và hơn 40 công ty cung ứng phân phối thuốc BVTV, 97 nhà máy pha chế, sang chiết thuốc với trên 3.500 tên thương mại thuốc được lưu hành, theo thống kê của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Năm 2014, cả nước có 20.000 đại lý buôn bán thuốc BVTV.
Sống trong sợ hãi
Hành động chuyển đổi có ý nghĩa thuộc về nhà sản xuất? Hầu hết nông dân đều biết thuốc BVTV có sức huỷ diệt, nhiều loại là thuốc độc với côn trùng, nấm bệnh nhưng không biết những hệ luỵ với bản thân mình và người dùng.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, danh mục thuốc chỉ 5 – 7 loại: Mytox, Wofatox, Mipcin, Bassa, Methylparathion, DDT, Basudin. Hiện nay trên thị trường có hơn 4.100 loại thuốc BVTV, thuộc 1.643 hoạt chất khác nhau.
Thật giả lẫn lộn và nhiều nông dân đã tự pha trộn với mong muốn “đánh nhanh diệt gọn” hoặc tìm tới các nguồn cực độc để diệt mầm gây hại ngay lập tức khi không còn tin vào nhà sản xuất.
Một người trồng cam ở Tam Bình, Vĩnh Long, giải thích vì sao nhà vườn ngày càng xài nhiều thuốc BVTV như sau: “Một ký cam tươi có lúc 38.000 đồng, lúc 22.000 đồng, có khi chỉ còn 18.000, cam đạn 10.000 đồng. Loại này nhiều chừng nào thì nhà vườn rầu chừng nấy nên phần lớn nhà vườn trồng với mật độ dày đặc (300 – 400 gốc/công (1.000m2) để kiếm sản lượng. Không xài phân, thuốc sao được?”
Trồng cam theo kiểu “mì ăn liền” này, một nhà vườn tính mỗi công thu được 150 triệu đồng thì chi phí phân, thuốc chiếm 50%.
Cuộc hội thảo chuyên đề cam do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long tổ chức mới đây, cho thấy test mẫu cam ở vườn “mì ăn liền” dư lượng thuốc BVTV cao gấp 125 lần mức cho phép. Loại này không thể bảo quản, tồn trữ lâu, nên giá nào nông dân cũng bán.
Những người trồng lúa đã quen xài phân, thuốc cho biết, cứ bình quân mỗi ha lúa, phân, thuốc chiếm 50% tổng chi phí, có vụ tổng chi phí chiếm hơn 60 – 70% giá thành.
Mỗi công lúa ít gì cũng xài 50kg phân bón, khoảng 500.000 đồng thuốc BVTV. Nếu mua chịu thì đại lý bán thuốc nào xài thuốc ấy.
Do cách hưởng lợi chiết khấu hoặc đăng ký doanh số với nhà sản xuất – phân phối, đại lý luôn tìm cách chỉ định sử dụng thuốc để đẩy hàng ra. “Đã mua bằng ‘bản mặt’ thì phải chịu”, một nông dân nói.
Thất giá, thất sản lượng là nỗi ám ảnh truyền kiếp nên phải dựa vào thuốc và phân hoá học để giữ thành quả lao động. Tại Thạnh Trị, giống lúa tài nguyên nổi tiếng một thời, chỉ có nhược điểm hay đổ ngã.
Đại lý tư vấn thuốc Bonsai là cứu tinh để làm cứng cây, nhưng gạo cũng cứng cơm và không chỉ giá bán thấp mà dần dần người dùng không ưa chuộng nữa. Những nơi không dùng Bonsai cũng bị vạ lây. Thuốc có tác dụng phụ và nhiều loại được sử dụng không đúng cách đã phản tác dụng.
Nông nghiệp – “mặt trận hàng đầu” đã lọt vào thế trúng độc khi trung bình mỗi hecta cây trồng sử dụng 11,5kg thuốc BVTV. Dĩ nhiên, người tiêu dùng lãnh đủ, “ăn cũng chết, mà không ăn cũng chết”.
Thông tư 38 về quản lý thuốc BVTV ban hành ngày 28/6/2010, của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định người sử dụng thuốc BVTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi: sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật, tuỳ tiện, sử dụng thuốc ngoài danh mục, vứt vỏ thuốc bừa bãi… nếu sử dụng thuốc BVTV gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường.
Nghị định số 26 của Chính phủ cũng quy định phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với hành vi
sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật và thời gian cách ly gây nguy hiểm cho người,
gia súc và làm ô nhiễm môi trường…Nếu có chỗ test dư lượng ở điểm bán và sẽ phạt nặng những người bán hàng có dư lượng thuốc gây hại, anh nghĩ sao?TGTT đặt câu hỏi. “Sang tay cho thương lái tại vườn, tụi tui
đâu có chịu!” là câu trả lời chung của người sản xuất. Đặt câu hỏi này cho các thương lái, nhiều người trề môi cười ruồi: “Dễ gì! Chừng nào Nhà nước mới làm được!”
Hoàng
Lan
Theo
TGTT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 134
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 133
Hôm nay : 25189
Tháng hiện tại : 399178
Tổng lượt truy cập : 52510854