22:08 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu của nước ngoài

Chủ nhật - 27/05/2012 21:23
Theo Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA), 50% thị phần thuốc bảo vệ thực vật hiện nay thuộc về 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Còn lại là của 300 doanh nghiệp trong nước.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, khoảng 90% thuốc bảo vệ thực vật đang bán trên thị trường là sử dụng nguyên liệu ngoại nhập.
Năm 2011 giá trị nhập khẩu những nguyên liệu này vào khoảng 631 triệu đô la Mỹ, tăng 15% so với năm 2010. Giá trị thị trường của lượng nguyên liệu thuốc trừ sâu nhập khẩu và sau đó đóng gói bán ra thị trường vào khoảng gần 1,1 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 23.000 tỉ đồng. Trong 4 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu thuốc bảo vê thực vật và nguyên liệu đạt gần 211 triệu đô la Mỹ.

Theo ông Trần Quang Hùng, Chủ tịch VIPA, một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong nước có những chương trình quảng cáo công dụng thuốc quá sự thật khiến nông dân mất lòng tin vào sản phẩm nội địa.

Theo VIPA, thường các doanh nghiệp cho nhân viên đến từng địa phương phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm, trong đó, nêu những công dụng như diệt được rầy nâu đến 90%, nhưng thực tế không phải vậy.

Ngoài ra, cũng theo VIPA, việc mở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam khá dễ dàng, vì chỉ cần nhập khẩu nguyên liệu rồi đóng gói, đăng ký thương hiệu rồi bán ra thị trường nên nhiều doanh nghiệp chỉ muốn thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn bằng cách bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng mà không chú ý đến uy tín với người nông dân.

Theo ông Hoàng Hải, Giám đốc Công ty An Nông, Long An ngoài việc chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do các doanh nghiệp trong nước sản xuất không đồng đều thì một nguyên nhân khác là doanh nghiệp trong nước không có vốn đề quảng cáo trên truyền hình.

"Để quảng cáo một sản phẩm mới trên một kênh truyền hình trong thời gian một năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 3 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn và chỉ có những doanh nghiệp FDI mới có thể làm thường xuyên chứ doanh nghiệp trong nước thì rất khó", ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, do doanh nghiệp FDI có nguồn vốn nên họ thường thuê một đến hai kỹ sư phụ trách một xã để quảng cáo, giới thiệu kỹ thuật cho người nông dân. Ông Hải vẫn không loại trừ khả năng những doanh nghiệp này cũng trích một khoản tiền hoa hồng khá lớn để hội nông dân tại các xã tư vấn với người nông dân mua sản phẩm của doanh nghiệp FDI.

Đó là lý do khiến người nông dân quay sang sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của các doanh nghiệp FDI dù giá cao hơn 30-50% so với sản phẩm trong nước. Vì thế, chỉ có 7 doanh nghiệp FDI nhưng lại chiếm 50% thị phần thuốc bảo vệ thực vật.

Ngọc Hùng

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 33

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 916441

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44284126



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach