Nhiều nước bốc thuốc "cấm"
Ngày 7/8, Iran là quốc gia đầu tiên trên thế giới “cấm cửa” trò chơi đang rất được ưa chuộng này. Lý do là những quan ngại về vấn đề an ninh mạng. Có thể Iran không phải là quốc gia duy nhất ngăn chặn Pokemon Go.
Trước đó, ngày 20/7 Arap Saudi đã tuyên bố xem xét tái khôi phục một dự luật trong đó quy định các trò chơi liên quan đến Pokemon là "phi đạo Hồi". Dự luật này được khôi phục đồng nghĩa với việc Pokemon Go bị khai tử trên đất nước này.
Tại Mỹ, một trong các quốc gia đầu tiên được chơi Pokemon Go, lệnh cấm cũng đang tồn tại với các dạng thức khác nhau. Ví dụ như lệnh cấm nhân viên chơi Pokemon của hang máy bay Boeing, hay lệnh cấm tội phạm tình dục ở bang New York không được săn “thú ảo” bởi nghi ngại những kẻ này có thể tận dụng công nghệ thực hiện hành vi phạm tội.
Trong khi đó HLV nổi tiếng của Manchester United HLV Mourinho buộc các cầu thủ Man Utd không được chơi Pokemon Go trong vòng hai ngày trước mỗi trận đấu. "Không Pokemon Go trước trận đấu", ông tuyên bố.
Nhà chức trách Indonesia vừa ra lệnh cấm cảnh sát chơi Pokemon Go trong lúc làm nhiệm vụ trong khi Bộ Quốc phòng nước này cũng yêu cầu binh sĩ không chơi game ở điện thoại vì lý do an ninh.
Việt Nam thận trọng theo dõi
Khi đến Việt Nam ngày 6/8, Pokemon Go cũng gây sốt. Cơn sốt này đã tạo ra những hệ luỵ khiến nhiều người quan ngại.
Như là khuyến cáo của Giám đốc Bện viện Tâm thần TƯ La Đức Cương: “Nếu giới trẻ cứ say sưa với Pokémon Go thì chẳng mấy chốc phải nhờ can thiệp của y tế và vào viện tâm thần điều trị”.
Bên cạnh đó, những nguy cơ tiềm ẩn vì nghiện trò chơi này cũng có thể xảy ra như cướp giật điện thoại, tai nạn giao thông, ngã trên đường... Thậm chí, trò chơi bị đánh giá là ảnh hưởng đến cả vấn đề an ninh như việc người chơi đã chia sẻ nhau cách sửa bản đồ Việt Nam thông qua công cụ Map Maker của Google. Hay tiềm ẩn những nguy cơ khác như bị lộ lọt thông tin, đánh cắp dữ liệu cá nhân của người chơi trên điện thoại (thông tin trong thư điện tử email, địa chỉ liên lạc, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng) nếu cài phải phiên bản nhái, có cài đặt mã độc, virus.
Đứng trước vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đây là trò chơi mới được phát hành ở Việt Nam trong thời gian tương đối ngắn. Vì thế, Bộ vẫn cần thêm thời gian để đánh giá trò chơi này, từ đó mới quyết định cấm hay không. Còn trước mắt, Bộ Thông tin và Truyền thông mới dừng lại ở mức khuyến cáo người chơi.
Ông cũng nhấn mạnh: “Đối với Pokémon Go nói riêng và các trò chơi điện tử trên mạng nói chung, Bộ nêu ra chủ trương với các doanh nghiệp phát hành các trò chơi trên mạng ở trong nước và nước ngoài là đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu không tuân thủ, chúng ta buộc phải có các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người chơi, xây dựng môi trường mạng lành mạnh”.
Tuy nhiên, trong thời gian này, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn rất thận trọng để cân nhắc, đồng thời theo dõi và xem xét kỹ những tác động của Pokémon Go với người chơi Việt Nam.
Đại diện cơ quan Bộ cũng nói thêm rằng trò chơi này hiện chưa được cấp phép, thẩm định nội dung tại Việt Nam theo những quy định pháp luật Việt Nam. Vì vậy, nó không được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Nếu người chơi xảy ra mất mát sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Do đó, người chơi cần lưu ý bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, tránh lưu trữ thông tin quan trọng, nhạy cảm trên điện thoại chơi Pokemon Go; kiểm tra cẩn thận trước khi cài đặt game, tránh cài đặt phải những ứng dụng giả và lừa đảo; không chơi khi đang tham gia giao thông, không chơi ở các khu vực nguy hiểm như: đường sắt, đường cao tốc, sân bay, sông, hồ, đồi, núi…Không chơi gần hoặc trong khu vực các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các khu vực quân sự, an ninh quốc phòng và các khu vực cấm.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 135
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 134
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 594003
Tổng lượt truy cập : 50012637