01:00 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Vấn nạn rác thải nông nghiệp

Thứ ba - 04/09/2012 22:45

Bà Phạm Ngọc Sương, chi cục trưởng chi cục Bảo vệ môi trường (sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang), cảnh báo lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng cho 1ha trồng lúa tại An Giang là 11,5kg; riêng vỏ bao bì (chiếm 1,7kg/ha) và lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì (chiếm gần 2% tỷ trọng bao bì) cho thấy lượng thuốc “kể bỏ” không dưới 20 tấn/năm.

Thiếu ý thức từ người dùng tới nhà sản xuất

 

 
Rác thải từ việc sử dụng nông dược không còn là chuyện nhỏ trên đồng ruộng nữa khi mối nguy quá lớn. Ảnh: Lê Hoàng Yến

 

Năm 2011, với 662.500ha đất trồng trọt của tỉnh An Giang, trong đó diện tích lúa trên 600.000ha, tổng khối lượng thuốc BVTV được sử dụng trên 7.618 tấn, lượng thuốc dính trong rác thải không phải nhỏ.

Đáng ngại hơn, khi diện tích trồng trọt cả nước chỉ tăng 57% trong vòng mười năm thì lượng thuốc BVTV tăng 2,5 lần, số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần; lượng phân bón sử dụng từ 4 triệu tấn (năm 2000) đã tăng lên 9 triệu tấn (năm 2011). Nhưng ý thức sử dụng thuốc BVTV và sự an toàn cho cộng đồng và môi trường lại bị xem là “chuyện của ai đó”.

TS Phạm Văn Toàn, khoa Môi trường – tài nguyên thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ, cho biết kết quả đo đạc dư lượng thuốc BVTV trong nước mặt ở ruộng và kênh nội đồng dao động từ 0,02 – 3,34mg/l. Số lần phun thuốc trung bình ở khu vực này 5,3 lần/vụ, cao hơn đồng bằng sông Hồng một lần/vụ. Đáng ngại hơn, một vài loại thuốc đã cấm sử dụng như hoạt chất endosulfan, vẫn được dùng ở khu vực này.

Điều đáng ngại là ý thức của người sử dụng thuốc BVTV rất kém, cụ thể là dùng thuốc quá liều, vứt bỏ bừa bãi vỏ, bao bì trên đồng ruộng. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Tuy nhiên, vẫn chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn thực thi điều khoản này nên việc xử lý rất khó khăn. Trong khi đó, quy định xử phạt trong ngành thuỷ sản khi cơ sở để lại chất độc hại có mức phạt lên đến 150 – 300 triệu đồng. Phạt nặng sẽ buộc các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết tới nơi tới chốn việc xử lý rác thải nông nghiệp.

Cơ quan hữu quan thờ ơ

Ông Nguyễn Văn Thiệu, nguyên chánh thanh tra cục BVTV, cho rằng, trước hết cần tuyên truyền cho bà con nông dân hiểu tại sao phải thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp và giúp mọi người hiểu đốt rác theo kiểu thông thường làm môi trường xấu hơn bởi khi gặp mưa, lớp khí độc này sẽ đổ trở lại ruộng đồng, làng xóm. Cần xử lý làm giảm độc trước khi đốt, như hoà vôi hoặc nước tro một thời gian để làm giảm độc chất.

Các ban ngành quản lý thuốc BVTV thậm chí còn lúng túng khi chỉ đạo chôn, đốt, bán ve chai… những loại rác thải này dù ai cũng biết các biện pháp này là không ổn. Ông Lê Văn Nưng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác hại và mối nguy của rác thải nông thôn, các cơ quan hữu quan phải thấy được trách nhiệm trong công tác quản lý rác thải nông nghiệp cũng như nâng cao ý thức gìn giữ môi trường trong cộng đồng nhà sản xuất kinh doanh và người sử dụng.

TS Hồ Văn Chiến, giám đốc trung tâm BVTV phía Nam, nêu rõ: “Chúng ta làm chưa tốt công tác xử lý rác thải nông nghiệp. Nếu đưa loại rác này vào lò đốt nhiệt độ cao thì vấn đề là ai thu gom, ai chịu chi phí đốt… Còn giải pháp để đại lý làm cơ sở thu gom, các đơn vị sản xuất kinh doanh bỏ tiền ra mua lại vỏ, bao bì từ nông dân nghe thì rất lý tưởng, nhưng theo nhiều nhà kinh doanh lại là “nhiệm vụ bất khả thi”.

LÊ HOÀNG YẾN

Nguồn tin: SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 101

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 23723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921063

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44288748



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach