15:17 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

World Bank chấm dứt ưu đãi ODA với Việt Nam từ tháng 7/2017

Thứ tư - 23/03/2016 07:30
“Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%”.

Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính quốc tế (Bộ Tài chính) công bố tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA sáng ngày 22/3 tại Hà Nội.

Thực tế, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Bởi vậy, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Cụ thể:

- Trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30 – 40 năm, chi phí vay 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn.

- Từ 2011 đến nay, thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10 – 20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ chuyển từ vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Nhìn lại vai trò của ODA, trong hơn 20 năm qua, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trong giai đoạn 10 năm 2005 – 2015, tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết vào khoảng 45 tỉ USD. Trong đó, 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương và chỉ có 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước.

Với điều khoản phải trả nợ nhanh và tăng lãi suất, có thể tác động gây “sốc” cho ngân sách trong việc thu xếp các khoản nợ trong thời gian tới.

“Khi tính toán dòng tiền và từng khoản nợ hiện nay của Việt Nam, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 – 2025, có nghĩa là từ nay đến 2020 chưa phải trả nhiều”, Cục trưởng Long cho biết.

Được biết, khoản vay có thời gian dài nhất hiện nay của Việt Nam là đến năm 2055.

Với yêu cầu đặt ra khi kết thúc ODA là phải trả nợ nhanh thì bình quân thời gian vay nợ các khoản nợ công còn 12,5 năm.

Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan để có chương trình làm việc, đàm phán với Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác. WB cũng cam kết với Việt Nam đưa ra phương án để đảm bảo tránh tác động đến nghĩa vụ nợ của Việt Nam.

Kiến Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 42465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 984716

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44352401



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach