TS Nguyễn Thanh Mỹ cho rằng, với chiếc smartphone trong tay, chuyển đổi số bây giờ không phải là vấn đề to tát với người nông dân. Cánh đồng thông minh ở Mỹ Đông với hệ thống quan trắc, dẫn nước, theo dõi sâu… có thể coi là một ví dụ điển hình.
Điều quan trọng theo ông Nguyễn Thanh Mỹ đó là thay đổi tư duy. Theo TS Mỹ gần như một điểm chung của 9,8 triệu nông hộ ở Việt Nam là tư duy “làm lén, không chịu làm lớn”. Nhưng bây giờ phải thay đổi, khi quy mô rộng hơn và lớn hơn, hội nhập sâu rộng hơn, muốn đi thẳng vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu thì đầu tiên mọi thứ phải minh bạch. Tức là phải bỏ tư duy làm lén đi, mà hãy làm lớn.
Với kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào sản xuất của mình, TS Mỹ cho rằng tiềm năng ứng dụng công nghệ, AI kết hợp IoT cùng dữ liệu lớn còn có thể giúp thay đổi sâu sắc hơn nữa ngành nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Không chỉ giúp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, an toàn mà còn giúp tiết giảm chi phí sản xuất, giảm lượng khí thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Đồng tình với nhận định này, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Ủy viên BCH Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam cho biết, sản phẩm nông nghiệp cần qua 13 khâu từ nông dân, chành vựa, thương lái rồi đến nhà xuất khẩu hay đến tay người tiêu dùng. Trước đây, tình trạng tranh mua tranh bán khiến sản phẩm không rõ ràng, không thể truy xuất nguồn gốc là một vấn nạn, một vấn đề nan giải, nay với công nghệ, mỗi nông dân có thể trở là thương nhân với chỉ một smartphone. Mặt khác, cũng chính các ứng dụng trên smartphone có thể cung cấp “nhật ký điện tử” mà nông dân không thể chỉnh sửa, làm cho việc theo dõi quá trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc được dễ dàng và đảm bảo nghiêm ngặt.
Phát biểu tại buổi thảo luận ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp có 100 hội quán nông dân với hơn 5.800 hội viên – đây là thành phần nòng cốt trong chuyển đổi số và liên kết chuỗi trong nông nghiệp.
“Chúng tôi sẽ không để người nông dân bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số này” – ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, đối với Đồng Tháp, ngành nông nghiệp đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế và có nhiều tiềm năng khi chuyển đổi kinh tế số. Ngành nông nghiệp chiếm trên 30% cơ cấu kinh tế của tỉnh và duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 3%/năm; là ngành có tỷ lệ sử dụng lao động cao khoảng 50% lao động xã hội.
Hiện nay, các doanh nghiệp và nông dân Đồng Tháp đang đặt niềm tin và kỳ vọng rất lớn vào vào các máy móc, công nghệ thiết bị tự động như drone, cảm biến đo lường và thu thập dữ liệu…
Gần đây, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình cơ giới hóa toàn diện và tích hợp công nghệ 4.0 của Hợp tác xã Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười; thiết bị giám sát sâu rầy, sáng chế thiết bị tưới tự động khi ứng dụng công nghệ IoT vào thiết bị v.v..
Mặt
khác,
cũng
theo
ông
Nghĩa, để
xuất
khẩu
ra
thị
trường
quốc
tế
đòi
hỏi
tiêu
chuẩn
về
quy
trình
sản
xuất,
truy
xuất
nguồn
gốc
và
lưu
giữ
hồ
sơ
dữ
liệu,
chính
ví
thế
áp
dụng
công
nghệ
số
sẽ
là
giải
pháp
tối
ưu
cho
sản
xuất
và
kinh
doanh
nông
nghiệp.
Vì
thế,
chuyển
đổi
kinh
tế
số
trong
nông
nghiệp
từ
nền
tảng
của
tư
duy
“kinh
tế
nông
nghiệp”
mà
hơn
5
năm
qua
Đồng
Tháp
đã
thực
hiện,
sẽ
được
tiếp
tục
và
làm
mạnh
hơn
nữa.
Ricky
Hồ/BSA
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 82
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 78
Hôm nay : 958
Tháng hiện tại : 289411
Tổng lượt truy cập : 50717955