12:25 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

ĐBSCL, khi cái chết bắt đầu…

Thứ tư - 27/04/2016 17:42
“Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát dòng sông Mekong, giống như dòng sông bị bắt làm con tin trong việc xây dựng đập thuỷ điện”, GS Pou Sovachana, phó giám đốc viện Hợp tác và hoà bình Campuchia.
 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chết gí trong gọng kềm thiếu ngọt – thừa mặn và phải tự xoay xở.

Lượng phù sa mất đi và gần như vĩnh viễn không khôi phục được phần lớn hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học ở vùng châu thổ này.

Nhiều nhà khoa học nhận định như vậy tại hội thảo kéo dài hai ngày với chủ đề “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong” do quỹ Hoà bình và phát triển TPHCM, trung tâm Nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt, trường ĐH Cần Thơ phối hợp tổ chức ngày 22 – 23/4.

Mất dần yếu tố bền vững

20 triệu người sinh sống ở ĐBSCL (phía Việt Nam) với 4 triệu ha đất tự nhiên nhưng tiềm năng cung cấp trên 7 triệu tấn gạo, gần 1 triệu tấn tôm, cá, hàng trăm ngàn tấn rau quả… cho thế giới sau khi đã tự nuôi sống đất nước mình.

ĐBSCL đang bị đặt trong một tình huống nghiệt ngã khi mực nước chỉ bằng 65 – 70% so với những năm trước, xâm ngập mặn về sớm hơn, sâu hơn, nắng hạn khốc liệt do cộng hưởng El Nino và tác động biến đổi khí hậu.

Nơi tiếp giáp của sông Mekong với biển, Việt Nam là một trong sáu nước sống nương theo hệ sinh thái Mekong, đang mất dần kiểm soát nguồn lực phát triển bền vững.

Tác động của phát triển thuỷ điện và việc phát triển ở hạ lưu sông Mekong đã tạo ra tranh cãi kịch liệt trong việc quản trị, được thông tin rộng rãi trong truyền thông và nghiên cứu của học giả.

Dòng sông Mekong với vô số đập thuỷ điện đang được lên kế hoạch xây dựng, do nước ngày càng khan hiếm và chất lượng nước thấp là xung đột tiềm ẩn của các quốc gia. Đây là vấn đề chung và nó sẽ ảnh hưởng vấn đề an ninh khu vực và quốc tế.

“Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát dòng sông Mekong, giống như dòng sông bị bắt làm con tin trong việc xây dựng đập thuỷ điện”, GS  Pou Sovachana, phó giám đốc viện Hợp tác và hoà bình Campuchia, nói.

Theo vị giáo sư này, không nghi ngờ gì nữa những đập thuỷ điện đóng góp vào lĩnh vực năng lượng, nhưng lại tạo ra khủng hoảng về xã hội như sự đánh đổi về lợi ích của năng lượng.

Những đập đang huỷ hoại vùng ĐBSCL, làm biến mất vùng đất màu mỡ và dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi.

Tại Campuchia, họ đang có những dự định xây đập Stung Treng và Sambor. Các đập trên phụ lưu 3S ((Se Kong, Se San, và Sre Pok)) có ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng thuỷ học, sản lượng cá, và lượng phù sa của ĐBSCL, theo GS.TS Trần Đình Thiên.

PGS Damdouane Khouangvichit, chuyên khoa lịch sử và nhân chủng học, khoa Khoa học xã hội, ĐH Quốc gia Lào, cho rằng chính sách phát triển thuỷ lợi bền vững phải gồm: xây dựng, hạ tầng, kinh tế, phát triển xã hội và môi trường.

Trong khi đó, tại Lào, thuỷ điện được xem nguồn thu chính của quốc gia này vào năm 2020. Thuỷ điện của Lào không chỉ dùng trong nước, mà còn bán cho Việt Nam và Thái Lan.

Cái chết bắt đầu

“Đất, nước, khí hậu là ba nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và sản xuất ở vùng này”, PGS.TS Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (DRAGON) nói.

Không có nước, vùng này sẽ biến thành đất chết. Cái chết bắt đầu khi lũ biến mất, lượng phù sa tụt giảm, nhiều nhà khoa học đã cảnh báo tình trạng bồi tụ (kiến tạo) của ĐBSCL đang bị chựng lại và điều đó có nghĩa sự xói lở, mất đất cùng nhiều hệ luỵ khác bắt đầu.

Những giá trị kiến tạo trong hàng ngàn năm đã rệu rã sau một thập kỷ chạy đua phát triển thuỷ điện, nổ mìn khai thác vận tải ở thượng nguồn, phá rừng, chia cắt dòng sông thành hồ chứa… đã tác động tới hệ sinh thái mẫn cảm và tạo ra tình trạng xung đột lợi ích, mất an ninh nguồn nước, an toàn lương thực, an ninh xã hội.

Các nhà khoa học khẳng định thuỷ điện không thể xem là nguồn năng lượng tái tạo, giá rẻ so các nguồn năng lượng khác, thậm chí phải trả với giá quá đắt.

Trong khi đó, nhận thức của các nhà đầu tư được chính phủ các nước thượng nguồn hậu thuẫn lại khác và hiện tại, phía thượng nguồn có một dãy gồm bảy đập thuỷ điện, trung và hạ nguồn có tám đập thuỷ điện. Tương lai sẽ có thêm nhiều đập để đáp ứng nhu cầu về năng lượng, giảm khí thải carbon.

GS Pou Sovachana thì nói, Trung Quốc chưa có nghiên cứu làm hài lòng quốc gia ở hạ nguồn, chưa thấy tác động nghiêm trọng về xã hội. Theo ông các quốc gia khi tiến hành quyết định xây đập, cần thực hiện các nghiên cứu về tác động môi tường do chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện.

Các nhà đầu tư cần cân nhắc lợi ích của các bên liên quan, làm sao cho ĐBSCL bền vững về môi trường, thịnh vượng về kinh tế.

Gỡ thế “cài răng lược”?

Theo GS.TS Trần Đình Thiên, nếu các bên không thay đổi nhận thức thì không thay đổi được hiện trạng sông Mekong hiện nay, cần cách tiếp cận thay đổi căn bản. Bản thân chúng ta cũng phải xem lại chiến lược phát triển nông nghiệp đối với ĐBSCL.

Tư duy lúa nước, tập trung sản lượng, năng suất cao đã không còn phù hợp. Nếu tiếp tục giữ lúa nước thì phải dựa vào chất lượng, giá trị gia tăng.

Trước mắt để giải quyết vấn đề sông Mekong: bằng giải pháp chế tài – nên thành lập “quỹ Mekong” với mục đích điều hoà lợi ích giữa các bên, nhằm tăng thêm trách nhiệm của các nước và tất cả phải có tiếng nói. Nước nào hưởng lợi nhiều thì phải có trách nhiệm chia sẻ với những nước bị thiệt hại, TS Trần Đình Thiên nói về tương lai ĐBSCL.

“Các quốc gia chia sẻ nguồn lợi cần phối hợp trên quan điểm lợi ích, quyền lợi của các quốc gia để có cuộc sống hoà bình và hài lòng với quyền lợi chung của nước sông Mekong.

Có thể giảm thiểu tác động bằng giải pháp công nghệ cao với những nghiên cứu toàn diện, thấu đáo để có giải pháp lưỡng toàn, đảm bảo sinh thái, sinh kế. Cần có sự cam kết mạnh mẽ của các bên liên quan để đảm bảo ưu tiên cho quyền lợi của xã hội”, GS  Pou Sovachana nói.   

Hoàng Lan
Thế Giới Tiếp Thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 21615

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1494444

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 42394256



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach