01:05 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Thách thức môi trường trên dòng Mekong

Thứ hai - 13/10/2014 05:01
“Không chỉ có trách nhiệm mà còn có khả năng tìm ra giải pháp dựa trên sự tăng trưởng kinh tế năng động hiện tại của khu vực”
 

Các cuộc tiếp xúc diễn ra liên tục trong hai ngày làm việc 
của Đại sứ Thomas A Shannon tại Cần Thơ - ảnh ĐSQ
 
Ngày 11.10.2014, Đại sứ Thomas A. Shannon, cố vấn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nói như vậy khi đến thăm Cần Thơ trong chuyến đi hai ngày để tìm hiểu và trao đổi với nhiều nhà nghiên cứu về các thách thức về môi trường mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt. Cùng tháp tùng là đại biện lâm thời Claire Pieragelo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Rena Bitter từ thành phố Hồ Chí Minh.
 
“Hoa Kỳ và các nước hạ lưu sông MeKong đã hợp tác chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và có trách nhiệm với môi trường tại khu vực. Tôi tin rằng, tất cả chúng ta không chỉ có trách nhiệm mà còn có khả năng tìm ra giải pháp thực hiện dựa trên sự tăng trưởng kinh tế năng động hiện tại của khu vực. Tuy nhiên các nước trong khu vực  chỉ làm được điều đó nếu ưu tiên trở thành những người phục vụ có trách nhiệm của sông MeKong”, Đại sứ Thomas A.Shannon nhấn mạnh.
 
Tiếp nối sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry vào tháng 12.2013, cố vấn Shannon đã trao đổi với các chuyên gia môi trường tại Cần Thơ và tham quan các khu vực dọc sông Mekong trước khi ra Hà Nội để gặp các quan chức, cơ quan chính phủ và thăm Lào để thảo luận về Sáng kiến hạ lưu sông MeKong và bàn về cuộc gặp Những người Bạn của hạ lưu sông MeKong sắp diễn ra.
 
Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác trên nhiều cấp độ nhằm tăng cường khả năng chống chọi của Việt Nam trước tác động của biến đổi khí hậu và giúp Việt Nam đối phó với những thách thức về môi trường tại sông MeKong. Trong cuộc gặp gỡ với các nhà khoa học đang làm việc tạitrường Đại học Cần Thơ, Đại sứ Shannon đã trao đổi về tầm quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long với an ninh lương thực của khu vực và thế giới, các vần đề môi trường do việc xây dựng các đập thủy điện tại thượng nguồn sông Mê Kong gây ra, các nguồn ô nhiễm và tình trạng các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy tồn tại trong đất của khu vực đồng bằng và các thách thức về môi trường do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.
 
Theo Mạng lưới truyền thông biến đổi khí hậu, thành viên tổ chức Con người và thiên nhiên (Pan& Nature), trong bối cảnh hàng loạt đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn, bất kể ý kiến của các nhà khoa học về mối nguy đối với hạ nguồn, đập Xayabury và Don Sahong và nhiều dự án xây đập khác tiếp tục triển khai đã, đang và sẽ gây sức ép hơn nữa với ĐBSCL. Hai trụ cột kinh tế của vùng và trồng trọt và thủy sản sẽ lung lay và môi trường sẽ xấu hơn rất nhiều.
 
Hoàng Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 33268

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 865725

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44233410



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach