05:35 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Chân dung » Chân dung

Thuyền nhỏ đừng ham đánh bắt xa bờ

Thứ ba - 07/10/2014 06:46
Với khoảng 14 hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam (và ASEAN) với các nước trong khu vực và trên thế giới đang đàm phán hoặc dần có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội và phản ứng như thế nào với sự toàn cầu hóa này? Họ phải chuẩn bị gì để đương đầu với những khó khăn trên? Website BSA có buổi trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề này.
 


Thưa bà, cơ hội toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
 
Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế có quy mô nhỏ nên có những mặt hạn chế, cơ hội toàn cầu hóa mở ra sẽ giúp Việt Nam vượt lên được nếu như chúng ta chấp nhận những điều kiện mới. Như hệ thống thể chế phải tương thích với cam kết khi gia nhập các hiệp định. Nghĩa là chúng ta phải nâng bậc thể chế của mình lên theo thể chế kinh tế thị trường hiện đại.
 
Doanh nghiệp sẽ có một môi trường kinh doanh sòng phẳng bởi đây là điều bắt buộc Việt Nam phải làm khi tham gia hội nhập. Mặt khác, chính sức ép cạnh tranh là cơ hội giúp doanh nghiệp vượt lên và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có nhiều cơ hội như có các đối tác mới để làm ăn, các luồng công nghệ, luồng nhân lực di chuyển tự do, từ đó sẽ tạo cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới, tìm kiếm thêm nguồn nhân lực bổ sung cho những cái thiếu của mình. Nhất là về kỹ năng, kỹ thuật.
 
Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng được các cơ hội và lợi thế của mình trong cạnh tranh toàn cầu này thưa bà?
 
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao hơn nữa tinh thần kinh doanh. Nghĩa là  đã dấn thân vào thương trường phải biết chấp nhận rủi ro, biết mình biết người, biết tính xa hơn. Bên cạnh đó phải xây dựng chiến lược và tìm kiếm những câu chuyện phát triển để thực hiện được khát vọng kinh doanh. Đừng kinh doanh theo kiểu làm ăn chộp giật, ngắn hạn, không biết liên kết.
 
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam phải phát triển trên cơ sở sáng tạo. Ở đây là tạo điều kiện cho mình nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng của hệ thống quản trị, của nguồn nhân lực… từ đó nâng dần lên để tiến tới bằng các nước trong khu vực và thế giới. Đây là điều kiện quan trọng để tìm chỗ đứng tốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong chuỗi giá trị này chỉ cần một doanh nghiệp phá thôi thì cũng có thể làm vỡ tất cả và không những ảnh hưởng tới mình mà còn ảnh hưởng đến các đối tác khác.
 
Thưa bà, vậy khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay họ gặp phải là gì?
 
Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp hai khó khăn. Mặt khách quan là những yếu tố không phụ thuộc vào họ mà phụ thuộc vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Mặt khác là những khó khăn của bản thân của doanh nghiệp.
 
Doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, còn nhiều rào cản. Chúng ta có hệ thống các doanh nghiệp nhà nước sử dụng rất lớn các nguồn lực của đất nước, vì thế khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế rất nhiều. Sân chơi chưa sòng phẳng, ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam đa phần là nhỏ và vừa lại chịu thua thiệt.
 
Khi các hiệp định sắp tới có hiệu lực, thị trường Mỹ, EU là một trong những thị trường lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng vào, vậy làm sao để vượt qua những rào cản để vào thị trường này, nhất là các ngành nông sản?
 
Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ đâu là thị trường của mình, Mỹ là cơ hội lớn nhưng không phải cho tất cả các doanh nghiệp. Ở Mỹ hệ thống thể chế thị trường hoàn thiện. Với vị thế nền kinh tế đứng đầu toàn cầu nên họ có quyền đặt ra những quy định, ai muốn chơi với họ phải tuân theo. Mình đừng trông chờ Mỹ sẽ hạ chuẩn để hàng Việt Nam vào. Vì thế, doanh nghiệp Việt vào Mỹ phải chấp nhận những tiêu chuẩn của Mỹ, kể cả những yêu cầu về mặt thể chế. Ví dụ như sự minh bạch, sòng phẳng…
 
Với nông sản, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu cực kỳ cao của các thị trường trên. Muốn vào phải cố gắng đáp ứng được yêu cầu này, đừng nghĩ cách che đậy hay vào bằng con đường không chính đáng. Nhiều khi, chỉ một lần vi phạm những quy định của họ thì trừng phạt có thể làm cho doanh nghiệp Việt phá sản và ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam. Chúng ta cũng còn rất nhiều thị trường khác xung quanh. Như thị trường châu Á Thái Bình Dương, Đông Nam Á, ASEAN +6, họ có “gu” tiêu dùng, thị hiếu khá gần với Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta lại bỏ qua những thị trường như thế này mà cứ đi những thị trường xa?
 
Xin cám ơn bà!
 
Trần Quỳnh thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 50468

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 605443

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43117212



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach