03:10 EDT Thứ hai, 29/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

42 học viên tốt nghiệp lớp IBA đầu tiên tại ĐBSCL

Thứ ba - 16/08/2016 06:47
42 học viên là lãnh đạo, doanh nghiệp các tỉnh thành Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp đã được trao chứng chỉ tốt nghiệp IBA do Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, công ty GIBC cấp. Chương trình Quản Trị Kinh Doanh Hội Nhập (IBA) do LBC, GIBC tổ chức riêng cho Mạng lưới liên kết ABCD Mekong. Trước khi bế giảng, 4 nhóm học viên đã trình bày dự án của mình- một cách vận dụng ngay kiến thức trong suốt khóa học.



42 học viên đầu tiên tốt nghiệp lớp IBA Mekong

Cách tiếp cận mới


Chương trình kéo dài 6 tuần (20/7-14/8) với 4 học phần chính: Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập; Phát triển năng lực quản lý doanh nghiệp; Tư duy lãnh đạo mới; và Thực hành xây dựng chiến lược kinh doanh. Anh Phan Ngọc Tuấn, PGĐ công ty Kim Xuân, TP Cần Thơ nói: Điểm khác biệt của chương trình chính là sự kết hợp giữa học thuật và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ những chuyên gia, học giả uy tín. Trong mấy buổi đầu tôi cứ nghĩ sẽ buồn ngủ nhưng sau khi học tới phần thay đổi tư duy để đổi mới sáng tạo, quản trị sự thay đổi thì càng về sau tôi càng thấy hào hứng và thích thú hơn, muốn thay đổi, tiến bộ thì trước tiên con người cần có sự thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của mình.
 
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC, đơn vị sáng lập chương trình IBA cùng với ĐHKT TP.HCM đánh giá, do những hạn chế về thời lượng buổi học và nội dung học, sự phân tán thời gian, khoảng cách địa lý ở các tỉnh (Bến Tre và Đồng Tháp qua Cần Thơ học mất từ 2-4 tiếng), sự khác nhau giữa các đối tượng học (cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, các trưởng phòng, phó phòng,…) nên cũng có một số hạn chế nhất định. “Mặc dù không kỳ vọng các bạn sẽ vận dụng được hết các kiến thức đã học. Tôi mong học viên sau khi trở về đơn vị mình sẽ có thể chuyển tải một phần những gì mình học được đến với nhân viên, cố gắng thuyết phục lãnh đạo để công việc của mình và những người xung quanh trở nên tốt hơn” ông Phạm Phú Ngọc Trai nói. Điểm cốt lõi mà chương trình muốn các học viên nắm vững là học được cách xây dựng chiến lược, hoạch định chiến lược kinh doanh, có mục đích và từng bước suy nghĩ ra giải pháp thực hiện chiến lược đó.
 
Anh Nguyễn Trần Bửu Minh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ triển lãm, TP Cần Thơ cho biết, khóa học với những giảng viên là những người nổi tiếng trong giới học thuật và giới doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả tích cực cho người học - vốn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những người mới khởi nghiệp. Nội dung sinh động, đa dạng. Phương pháp mới, càng học càng thú vị. Giảng viên lấy ví dụ thực tế từ các doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp nêu lên vướng mắc của chính mình đã tạo nên một sự đa dạng trong việc sử dụng các ví dụ minh họa. Người học nêu ra tình huống cụ thể, người học vừa là người trong cuộc vừa là người giải quyết vấn đề. Giải pháp được các bạn học viên cùng nhau xây dựng và được giảng viên đánh giá, phân tích ưu, khuyết điểm của giải pháp. Từ đó học viên có cái nhìn tổng quát hơn về thực tiễn cũng như về hiểu rõ hơn về những lĩnh vực trước đây chưa có dịp tìm hiểu như tình huống liên quan pháp luật, so sánh đối chiếu những ngàng hàng giữa trong và ngoài nước...
 
Hứa hẹn những kỳ vọng trong tương lai


PGS TS Lê Tấn Bửu, trưởng khoa Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh lưu ý thêm các doanh nghiệp mới khởi nghiệp “phải làm tốt ngay từ đầu” để tạo sự khác biệt, để người ta không bắt chước được, đã bắt chước cũng khó đuổi kịp. “Chương trình lần này không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn là sự liên kết giữa các học viên ở các tỉnh. Tôi làm quen được nhiều người bạn mới và đã có thêm các đầu mối liên hệ với các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm, các anh/chị lãnh đạo của những doanh nghiệp lớn” chị Phạm Thị Ngọc Đào, PGĐ Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học.




Chị Phạm Thị Ngọc Đào, PGĐ Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp

Ông Lê Minh Hoan, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, chủ nhiệm Mạng lưới liên kết ABCD Mekongchia sẻ câu chuyện xoay quanh chủ đề “làm giàu trên sự miễn phí” và “làm giàu trên sự bỏ đi” và động viên các doanh nghiệp nghĩ ra sự khác biệt để tồn tại và phát triển, luôn ý thức về mối liên kết, tìm bạn đồng hành chứ đừng lũi thũi đi một mình.
 
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC mong muốn sau khi kết thúc khóa học, các học viên sẽ liên kết với nhau, vận dụng ngay các kiến thức vừa được chia sẻ; Các học viên có được mạng lưới nối kết các tỉnh và giữ được không khí nóng bỏng, cùng trao đổi xem mình có thể cùng hợp tác, làm được các dự án gì trong tương lai không? Ban tổ chức lớp mong muốn nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của các tỉnh về các chương trình tới, có thể sẽ tổ chức riêng cho từng tỉnh, từng đối tượng theo yêu cầu nâng cao. 
 

Bài, ảnh: Ngọc Bích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 427

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 426


Hôm nayHôm nay : 67736

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 697067

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43208836



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach