13:34 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Chuyên gia hiến kế cho liên kết doanh nghiệp - nông dân ĐBSCL

Thứ hai - 21/11/2016 22:12
Tại hội thảo Giải pháp hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong triển khai các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp, diễn ra tại Bến Tre, ngày 18.11.2016, nhiều chuyên gia kinh tế, nông nghiệp hàng đầu đã đưa ra những phân tích, nhận xét và góp ý cho doanh nghiệp, nông dân, chính quyền khu vực ĐBSCL trong việc phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân.


Hội thảo thu hút sự quan tâm của các ngành chức năng, doanh nghiệp, nông dân, các bạn thanh niên nông thôn khởi nghiệp của Bến Tre và các tỉnh


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cách nói về đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp nông thôn sẽ bao hàm nhiều hơn khái niệm ứng dụng KHCN trong nông nghiệp. 
 
Trong quá trình đưa cái mới vào nông nghiệp, doanh nghiệp nên tiếp thu, học hỏi ở ngay người nông dân, đểtìm ra được nhiều cách làm hợp lý và tiết kiệm hơn. Và quá trình chuyển giao công nghệ đòi hỏi sự tương tác giữa các bên rất cao trong suốt quá trình.
 
“Việc ứng dụng đưa đổi mới sáng tạo vào nông nghiệp, ngoài chuẩn chung, cũng rất cần những cách làm theo kiểu cá biệt hóa các sản phẩm, quy trình để phù hợp với các vùng nhằm đáp ứng được cho các nhu cầu khách hàng, như gạo cho người tiểu đường, béo phì, tim mạch”… Chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
 
Đến với hội thảo, GS. TS. Trần Đức Viên – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, Việt Nam với 45 triệu nông dân (11 triệu hộ dân) làm nông nghiệp nhưng lại sản xuất trên 70 triệu mảnh ruộng manh mún khác nhau. Điều này rất khó trong việc áp dụng KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
 
GS. T.S Viên dẫn nghiên cứu của World Bank (2016):Số lượng và chất lượng trong phát triểncác hợp tác xã (HTX) còn nhiều bất cậpthời gian qua, số lượng HTX tại Việt Nam giảm một cách rõ rệt. Mặt khác, chất lượng của các HTX nông nghiệp Việt Nam cũng là một vấn đề cần xem xét.
 
Khó khăn nữa của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là các hộ nông dân thường không coi các kết quả nghiên cứu của Viện, trường là quan trọng; các trường công không quá mặn mà với các đề tài nghiên cứu vì quy trình thủ tục phức tạp; Việt Nam cũng chưa thu hút được các nhà khoa học nước ngoài, Việt kiều về nghiên cứu và làm việc…
 
Theo ông Viên, hình thức liên kết ngang giữa nông dân sẽ cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trườngXây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị thông qua loại bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ.
 
“Để đẩy mạnh các hình thức liên kết với người dân, xây dựng các mô hình liên kết thành công như cánh đồng lớn, hay các hình thức liên kết khác, nhà nước cần đầu tư các doanh nghiệp chế biến sâu, có phương án tiêu thụ sản phẩm lâu dài và có khả năng xây dựng được thương hiệu với mặt hàng nông sản đó”, ông Viên kiến nghị.
 
Ông Viên đề xuất thêm nhiều giải pháp như:        
 
-       Liên kết các nguồn lực và đa dạng hóa các hình thức liên kết, không chỉ tập trung riêng vào các hợp tác xã. Có chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng cho cánh đồng lớn, chính sách tín dụng, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp…
 
-       Phát triển nghiên cứu và sản xuất đa dạng hoá sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ là lúa, mà còn là các loại rau quả bản địa là thế mạnh của Việt Nam và có khả năng xuất khẩu
 
-       Đẩy mạnh xây dựng chính sách tích tụ ruộng đất là cơ sở thúc đẩy doanh nghiệp liên kết nông dân.
 
-       Nhà nước phải kết nối với thị trường toàn cầu để đẩy mạnh sự hiện diện của nông sản và sản phẩm chế biến nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới.
 
-       Cần có chính sách tái cơ cấu hệ thống KH&CN và đổi mới sáng tạo hiệu quả hơntrên nguyên tắc tích lũy và kế thừa trong nghiên cứu khoa học. Ưu tiên đầu tư trọng điểm cho các cơ sở nghiên cứu mạnh, có năng lực. Đồng thời có những chính sách ưu tiên doanh nghiệp tham gia cùng đầu tư ở các cơ sở nghiên cứu khoa học để phát triển công nghệ mà thị trường yêu cầu…


 
TS. Lê Đăng Doanh tại hội thảo


Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cũng đưa ra các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân nên áp dụng để nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tốt lên, đó là:
 
Kết hợp hài hòa lợi ích của cả hai bên doanh nghiệp và nông dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nông dân về đất đai, lao động và thu nhập, phát huy tính năng động sáng tạo của người nông dânDoanh nghiệp huy động vốn, vận dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi giá trị trong nước và ngoài nước, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra nước ngoàiNhà nước, hiệp hội tổ chức đào tạo, huấn luyện nông dân trở thành công nhân nông nghiệp, vận dụng được máy móc, công nghệ, tuân thủ các tiêu chuẩn canh tác hiện đại;Hình thành các mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm vùng miền, không áp đặt máy móc mô hình cứng nhắcHình thành mô hình liên kết dọc - ngang, vượt qua biên giới hành chính vùng, miền, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế…
 
TS. Doanh phân tích, BĐKH thì năm 2016 gây những thiệt hại hết sức nặng nề, nhất là vùng ĐBSCL, trong đó, nhu cầu về lương thực và nhu cầy về cây có sợi của loài người sẽ tăng lên từ 30 – 60%.
 
Hiện nay, ĐBSCL đã đi tiên phong và tìm ra những giải pháp, như tại Bến Tre đã chuyển sang vụ lúa, vụ tôm, có các giống lúa chịu mặn...
 
“Đặc biệt, tôi rất hoan nghênh, Bến Tre giờ đây đã xuất khẩu được nước dừa lon. Việc khai thác và tận dụng được tất cả những lợi thế của cây dừa là hết sức quan trọng”, TS. Doanh nhận xét.
 
TS. Doanh cũng đưa ra một số gợi ý cho doanh nghiệp khi hợp tác, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, như: Doanh nghiệp nên điều tra, xây dựng dự án, trình bày với chính quyền và các hiệp hội liên quan, tổ chức thảo luận với nông dân để bảo đảm lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm các bên; Thuyết phục nông dân bằng cách tạo ra mô hình thực tế vận dụng công nghệ mới, giống cây con mới, có kết quả, mời nông dân đến khảo sát để họ tự thuyết phục chính mình, thực sự tâm phục khẩu phục, vì lợi ích của chính họ mà tham gia….
 
                           
Ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất, Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan 



Trong khi đó, ông Tom Kompier, Bí thư thứ nhất, Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan cho rằng, khô hạn và hạn mặn mới chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên, và còn nhiều nữa và ĐBSCL cần hành động nhanh.
 
Trong đó, nhu cầu đầu tư của ĐBSCL trong nông nghiệp để thích ứng với BĐKH là rất lớn, việc điều chỉnh mô hình kinh tế cho phù hợp với BĐKH sẽ cần rất nhiều tiền mà Chính phủ và các tổ chức quốc tế khó đáp ứng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều các doanh nghiệp để tháo gỡ. doanh nghiệp tư nhân là một đối tác không thể thiếu cho ĐBSCL và các cơ quan nhà nước cần ngồi lại với doanh nghiệp để làm điều này. 
 
Những nội dung khác của hội thảo sẽ được website bsa.org.vn cập nhật đến quý bạn đọc trong thời gian sớm nhất.
 
bài và ảnh: T. Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 898865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44266550



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach