01:50 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Đồng Tháp cần làm gì để thành địa phương khởi nghiệp?

Thứ ba - 05/07/2016 07:56
Tại buổi tọa đàm “Khởi sự lập nghiệp” do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức, nhiều ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo tỉnh cùng các ban ngành đưa ra để biến Đồng Tháp thành một địa phương về khởi nghiệp trong tương lai.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói, Việt Nam nếu mong muốn là một quốc gia khởi nghiệp thì tinh thần khởi nghiệp phải là từ khóa ở mọi diễn đàn, nhen dần lên để cộng đồng nhỏ lan ra toàn xã hội mà không cần "đao to búa lớn".
 
Tại Đồng Tháp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan cũng khẳng định, tinh thần khởi sự lập nghiệp phải được thấm nhuần từ các cấp lãnh đạo tại mỗi địa phương, doanh nghiệp, thanh niên… có như thế mới thành công.




Đông đảo lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh Đồng Tháp tham dự buổi tọa đàm về “khởi sự lập nghiệp”
 
Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung tâm BSA chia sẻ kinh nghiệm từ quốc gia khởi nghiệp Israelđể Đồng Tháp có thể học tập. Theo bà Vũ Kim Hạnh, điểm đặc biệt trong khởi nghiệp của người Israel là tinh thần Chutzpah.  Đó là phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, đặt câu hỏi và tranh luận về mọi vấn đề, mọi nguyên lý, đó chính là văn hóa trong xã hội của người Israel.
 
“05 yếu tố khởi nghiệp mà nhiều người sau khi đã đến Israel học nhận thấy, đó là: sáng tạo, khả năng nhận diện cơ hội, tinh thần doanh nhân, tinh thần Chutzpah và khả năng tạo dựng mạng lưới. Bà Hạnh nhấn mạnh, muốn xây dựng địa phương khởi nghiệp, trước tiên cần bắt đầu từ ý thức của Nhà nước, vai trò cán bộ lãnh đạo, phải có trách nhiệm hỗ trợ khởi nghiệp.
 
“Chúng ta cần xây dựng trung tâm để tư vấn cho những người khởi nghiệp. Ở đó có thể mời chuyên gia trong nước và quốc tế, rồi tổ chức những buổi tọa đàm cho từng nhóm nhỏ hay những hội thảo lớn để tư vấn cho những người muốn khởi nghiệp”. Tiếp theo là phải có một cơ quan đầu não để chỉ đạo cho khởi nghiệp, có câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp, có thể là những câu lạc bộ của từng huyện để đi sát hơn chương trình.
 
Cuối cùng Đồng Tháp cần có những hội quán khởi nghiệp, đây có thể coi là điểm đặc sắc của riêng Đồng Tháp và hoàn toàn có thể nhân rộng ra thành nhiều hội quán khởi nghiệp.
Bà Vũ Kim Hạnh nhận định, có khả năng trong chỉ số năng lực cạnh tranh PCI năm nay, người ta sẽ đo các địa phương hỗ trợ khởi nghiệp ra sao.
 
“Đà Nẵng họ hỗ trợ và đặt mục tiêu cho khởi nghiệp rất tốt. Họ thành lập hội đồng điều phối mạng lưới thanh niên khởi nghiệp Đà Nẵng. Họ có nơi cho người khởi nghiệp làm việc… anh Trần Nguyên, thành viên trong hội đồng cố vấn về khởi nghiệp tại Đà Nẵng cho biết.
 
Trong khi đó, anh Nguyễn Khắc Minh Trí, CEO của MimosaTek chuyên về ứng dụng nông nghiệp thông minh khẳng định tại buổi tọa đàm: Bây giờ có điện thoại thông minh, có internet, có khái niệm về sensor, có các phân tích về dữ liệu… đây là những yếu tố có thể giúp thay đổi toàn bộ về nền nông nghiệp. Đó là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 


Anh Nguyễn Khắc Minh Trí, CEO của MimosaTek chia sẻ về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
 
Ngoài ra, anh Trí cũng cho hay, hiện nay còn có khái niệm về nông nghiệp chính xác, có nghĩa là người làm nông nghiệp phải gần gũi, thân thiện với môi trường và dùng đúng những nguồn tài nguyên đã có để tạo ra năng suất tốt hơn.
 
“Nông nghiệp chính xác nghĩa là sử dụng nguồn nước, đất, dưỡng chất, phân bón một cách chính xác. Thứ 2 là nó có khả năng tối ưu về chất lượng, số lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí và sự can thiệp của con người cũng như giúp người làm nông nghiệp tránh được những yếu tố thay đổi không lường trước được của tự nhiên”
 
Anh Huỳnh Minh Thức - Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Tỉnh Đoàn Đồng kể, hiện nay tỉnh đoàn đang thực hiện một số nội dung hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như: thành lập các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, thành lập tổ hợp tác; tìm kiếm ý tưởng kinh doanh áp dụng vào cuộc sống, tuyên dương những thanh niên kinh doanh giỏi, triển khai cuộc thi dự án khởi nghiệp… và đó là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của khởi nghiệp trong thanh niên Đồng Tháp nói chung sau này.
 
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nói: Sắp tới Đồng Tháp sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Uỷ ban sẽ có khung chương trình khởi nghiệp nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp. Trong đó, không chỉ có khung chương trình khởi nghiệp cho lãnh đạo, cho doanh nghiệp, mà còn hướng đến đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng học sinh các trường phổ thông…
 
Xem thêm những chia sẻ của ông Lê Minh Hoan về vấn đề khởi nghiệp của Đồng Tháp tại đây.
 
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Lê Thành Công, Bí thư Thành uỷ Cao Lãnh và ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Sa Đéc khẳng định, sẽ quyết tâm thực hiện chủ trương khởi nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương khi đã có nghị quyết về khởi nghiệp được tỉnh đưa ra.
 
“Chúng tôi sẽ rất cần những sự tư vấn từ các chuyên gia, nhất là từ Trung tâm BSA trong việc hỗ trợ và xây dựng mạng lưới khởi nghiệp cho địa phương mình”, ông Lê Thành Công, Bí thư Thành uỷ Cao Lãnh nói.
 
T. Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 31

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 35121

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 867578

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44235263



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach