09:51 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Nhìn lại 6 năm hỗ trợ nông – đặc sản làng nghề

Thứ tư - 27/03/2013 06:58

“Như đi xuồng từ quê lên chợ tỉnh” là cách nói ví von của Tiến sỹ Nguyễn Phú Son khi nhìn lại hành trình sáu năm phát triển của nông đặc sản – làng nghề. Từ những sản phẩm quê mùa, chưa chăm chút về hình thức nay sản phẩm làng nghề đã “lột xác”, từng bước chinh phục các kênh thị trường. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
 
Chiếc áo mới cho đặc sản làng nghề

 

Đặc sản làng nghề tại Hội chợ HVNCLC An Giang 2013


Gặp lại các doanh nghiệp, cơ sở đặc sản làng nghề một số tỉnh ĐBSCL tại buổi tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm phát triển sản phẩm và thị trường” (diễn ra tại An Giang ngày 19.3 trong khuôn khổ Hội chợ HVNCLC), ai nấy cũng hân hoan. Chủ thương hiệu bột bần Thủy Tiên, cô Tư Cúc (cù lao Long Trị, xã Long Đức, TP. Trà Vinh) cho biết, lúc đầu, khi được Chủ nhiệm CLB Hỗ trợ nông gia là nhà báo Hoàng Tuyên hối thúc sản xuất nhiều bột bần để tham gia thị trường, cô chỉ ậm ừ, làm cho có vì không nghĩ tới chuyện dân Sài Gòn lại ăn cái món quê mùa này. Nhưng không ngờ bây giờ lại hiệu quả dữ vậy. Sản lượng từ 1.000 hũ bột bần/tháng (tương đương 350kg) tăng vèo lên 3-5 tấn/tháng trong năm 2012. Chỉ riêng ba tháng đầu năm 2013, cơ sở Tư Cúc đã bán được 15 tấn sản phẩm. Cô tư cười rạng rỡ: “Không chỉ vào siêu thị Co.op Mart mà tui còn xuất khẩu sang Úc, Canada. Mấy hôm rày, bên Hàn Quốc cũng gọi điện đặt hàng. Thiệt, có nằm mơ cũng không nghĩ đến ngày này…”



Cô Tư Cúc (bìa trái) mang bột bần đi đấu xảo ẩm thực ĐBSCL
 





“Qua một vòng tìm hiểu các cơ sở làng nghề, tôi thấy đặc điểm chung của họ là sự năng động, thấy gì làm được là làm. Họ cùng chia sẻ thông tin và hỗ trợ nhau về thị trường. Đó là tín hiệu tốt cho phát triển đặc sản làng nghề”.


Bà Hồ Thị Kim Thoa
Thứ trưởng Bộ Công Thương
 
Cách nói của cô làm người viết nhớ đến nhân vật Dượng Năm của tác giả Phạm Văn Trung (người về Nhất cuộc thi viết “cảm xúc về hàng Việt, đặc sản Việt với cái Tết cổ truyền của dân tộc”) với suy nghĩ “quá quởn”: Làm sao để bột bần, nước mắm rươi thành thương hiệu nổi tiếng? Cũng với khát khao đưa đặc sản làng nghề vượt qua khỏi ao làng, không chỉ bột bần, nước mắm rươi mà chả hoa Năm Thụy, bánh tét Trà Cuôn – thượng hiệu Hai Lý (Trà Vinh), bánh tét Chín Cẩm (Cần Thơ), mắm Bà Giáo Khỏe – 55555 (An Giang)… đã mở rộng quy mô sản xuất, đưa hàng đến nhiều kênh phân phối của thị trường. “Lúc trước, làm vài chục cây chả hoa bán cả tháng trời chưa hết. Bây giờ, mỗi ngày làm cả ngàn cây vẫn không đáp ứng được thị trường. Phải tăng ca ban đêm, nhân công ai cũng oải”, anh Nguyễn Trường Chinh – chủ cơ sở chả hoa Năm Thụy – cho biết. Riêng cơ sở bánh tét Hai Lý ngày thường bán 500 đòn. Tết Nguyên đán vừa qua, cơ sở nhận cung cấp 10.000 đòn/ngày, suốt 10 ngày liên tục, giúp tạo công ăn việc làm cho khá nhiều hộ dân cùng ấp.

 
Một trong những bí quyết đơn giản để hàng đặc sản đi xa, chính là việc đầu tư cho bao bì. Anh Nguyễn Phụng Hoàng - chủ cơ sở Mắm Bà Giáo Khỏe – 55555 học được điều này sau nhiều lần trầy trật đưa hàng vào siêu thị và xuất khẩu. Đến nay, công nhân của anh đều phải đều phải chú trọng đến việc sắp từng con mắm vào hộp, túi ni-lông tạo sự bắt mắt. Anh còn cho biết, do nguồn hàng từ thiên nhiên ngày càng khan hiếm, nên việc liên kết nguyên liệu và tổ chức đơn vị vệ tinh là hết sức quan trọng: “Tôi chấp nhận giá cao khi thu mua nguyên liệu nhưng phải “đủ chuẩn”, giao đúng hẹn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và cam kết của doanh nghiệp với đối tác…”.

 
 Cơ hội thị trường

 
Nhìn lại 06 năm hỗ trợ phát triển đặc sản làng nghề của Hội DN HVNCLC. Tiến sỹ  Nguyễn Phú Son, Khoa Kinh tế & QTKD – Đại học Cần Thơ, cho biết các CLB đặc sản làng nghề khi nhận được nhiều sự hỗ trợ của Hội và địa phương đã trang bị được những phần mềm trong kinh doanh: Kiến thức tiếp thị, kỹ năng bán hàng… Đặc biệt, có bước tiến đáng kể về bao bì, mẫu mã, tạo được sức cạnh tranh. Theo ông, riêng Trà Vinh có cách làm hay vì cán bộ chức năng như Trung tâm Khuyến Công, Sở Công thương dám dấn thân, lắng nghe dân nói để gỡ khó cho sản phẩm làng nghề bên cạnh “vốn mồi” để thay đổi công nghệ, thiết bị. Cách làm này đã kích thích làng nghề phát triển. Tuy nhiên, Tiến sỹ cũng còn những băn khoăn: “Sự liên kết giữa các làng nghề hiện nay chưa tốt. Nếu tham gia thị trường lớn hơn thì không đủ khả năng đáp ứng vì xuất phát từ sản xuất quy mô nhỏ…”. Hiện nay, ngoài CLB đặc sản Trà Vinh có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh, tiếp thị… thì các cơ sở khác chỉ làm đơn lẻ, không có đầu mối để liên kết. Thậm chí một số cơ sở còn sợ lộ “bí quyết gia truyền” chưa chịu liên kết để mở rộng sản xuất.




Đặc sản làng nghề được bày thành bàn tiệc mời tiểu thương dùng thử
 

Sự quan tâm của Tiến sỹ Nguyễn Phú Son cũng chính là cái khó khi Hội DN HVNCLC tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nông đặc sản-làng nghề năm 2013. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC, 2013 là năm để tận dụng cơ hội thị trường của tất cả các kênh phân phối cho chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ (trong đó có cơ sở nông đặc sản-làng nghề) bán hàng cho siêu thị. Bán ở đây là bán trực tiếp chứ không qua trung gian hay trở thành nhãn hàng riêng của siêu thị. “Biết trước những khó khăn này, chúng tôi đã thành lập Trung tâm LSA chuyên tư vấn và huấn luyện bán hàng; và sẽ có chương trình thiết kế riêng cho doanh nghiệp đặc sản làng nghề.”

 
Cũng theo bà Hạnh, ngoài thị trường siêu thị, Hội còn đẩy mạnh kênh phân phối thị trường chợ truyền thống tại TPHCM và các thành phố lớn, tiến tới thị trường ASEAN+1.

THÀNH NGUYỄN

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 144


Hôm nayHôm nay : 37319

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 934659

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44302344



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach