14:42 +07 Thứ sáu, 22/09/2023

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Bản tin thị trường

Thứ tư - 16/06/2021 15:06
1/ Sáng ngày 14/6, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện đang ở mức 56,55 – 57,15 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 150 ngàn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn đang ở mức 600 ngàn đồng/lượng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco hiện đang ở mức 1.865,9 USD/ounce, giảm 11,9 USD, tương đương 0,63% so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, thị trường vàng vẫn đang được hỗ trợ vững chắc khi áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng.
2/ Ngày 14/6, CTCP Tập đoàn Masan công bố đã hoàn tất việc phát hành 5,5% cổ phần mới của The CrownX cho nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia. Việc ký kết giao dịch được công bố lần đầu tiên vào ngày 18/5 vừa qua, với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD. Được biết, The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce. Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành) cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (xấp xỉ 2.150.000 đồng). Sau đợt phát hành này, tỷ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.
3/ Bộ Công Thương vừa ban hành quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 26/7/2021. Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có trị giá dưới 6.000 Euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Với lô hàng có trị giá trên 6.000 Euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh (UK) mới được tự chứng nhận xuất xứ.
4/ Hơn 500 tàu du lịch ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long đang nằm bờ nhưng các chủ của nó đứng ngồi không yên vì đã trở thành “con nợ”. Tàu dừng nhưng họ vẫn phải gánh chịu chi phí. Theo đó, mặc dù đã được đón khách du lịch nội tỉnh từ trưa ngày 8/6 nhưng các con đường dẫn vào Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long vẫn vắng tanh. Theo một chủ tàu cho biết, dù không chạy, như mỗi tháng anh vẫn phải trả chi phí 500 triệu đồng, trong đó 200 triệu đồng là tiền lãi ngân hàng. Được biết, đè nặng lên vai của các chủ tàu lúc này không chỉ có chi phí vận hành du thuyền mà tất cả nhân viên trên tàu buộc phải có kết kết quả âm tính thì tàu du lịch mới được đón khách và giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị trong bảy ngày là phải xét nghiệm lại. Theo tính toán, chi phí xét nghiệm PCR Covid-19 hiện khoảng 700.000-800.000 đồng mỗi lần.
5/ Sau vòng rót vốn 1,5 triệu USD của Phenikaa, BusMap đã trở thành một đơn vị thành viên và được đổi tên thành Phenikaa MaaS. Nhà sáng lập kiêm CEO BusMap, nay là CEO Phenikaa MaaS, cho biếtrằng quyết định nhận vốn từ một tập đoàn thay vì quỹ đầu tư bởi startup này có cùng tầm nhìn và nhận ra cơ hội phát triển để “đứng trên vai người khổng lồ”. Được biết, BusMap ra đời năm 2013, là startup ứng dụng tra cứu bản đồ xe buýt nội thành miễn phí, sau đó phát triển tính năng cập nhật lộ trình xe theo thời gian thực, giúp người dùng tối ưu hóa hành trình di chuyển. BusMap hiện đã có được hơn 2 triệu người dùng, giúp thực hiện hơn 50 triệu chuyến đi và trở thành ứng dụng giao thông công cộng miễn phí hàng đầu tại Việt Nam.
6/ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm ván sợi MDF có độ dày từ 6mm trở lên có xuất xứ từ Việt Nam. Theo đó, mục đích của việc rà soát là nhằm xem xét sự cần thiết tiếp tục áp dụng thuế hoặc đánh giá khả năng tiếp diễn hành vi bán phá giá gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước nếu chấm dứt biện pháp. Được biết, sau khi ra thông báo, DGTR sẽ gửi Bản câu hỏi rà soát cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng.
7/ Theo Bloomberg, Trung Quốc hiện đang tiến hành một đợt gom mua ngô mạnh chưa từng thấy, đến nỗi một số tàu chở ngô phải chờ cả tháng mới có thể cập bến ở các cảng biển phía Nam nước này do tình trạng tắc nghẽn. Các nhà nhập khẩu vì thế phải trả mức phí “khủng” cho việc chậm bốc dỡ hàng khỏi những con tàu này. Được biết, Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc bùng nổ trong năm nay, khi đàn lợn của nước này hồi phục từ đợt dịch tả lợn châu Phi hoành hoành hành mạnh trong năm 2019-2020. Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu ngô của nước này tăng gấp 4 lần so với kỳ kỳ năm ngoái, nhập khẩu cao lương trong tháng 4 tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu lúa mạch cũng tăng mạnh.
8/ Sau khi bất ngờ “quay lưng” với Bitcoin hồi giữa tháng 5, Musk lại vừa hé lộ khả năng Tesla có thể lại chấp nhận đồng tiền số này. Theo đó, CEO của Tesla Elon Musk cho biết hãng sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin trở lại khi những thợ đào sử dụng năng lượng sạch hợp lý. Theo Coinmarketcap, giá Bitcoin đã tăng hơn 9% trong 24h qua lên gần 39.000 USD. Được biết, nhiều người gần đây đã rất lo ngại về việc Musk lái giá Bitcoin sau mỗi lần tweet về đồng tiền số này. Từ đầu năm, ông đã liên tục chia sẻ quan điểm về Bitcoin, Dogecoin làm thị trường tiền ảo biến động dữ dội.
9/ Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành vận tải hàng không thế giới, một số hãng hàng không đã triển khai những dịch vụ hoàn toàn mới để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nổi bật trong số này là dịch vụ cung cấp các chuyến bay ngắn vòng quanh trên không trung dành cho những hành khách muốn trải nghiệm các chuyến bay quốc tế thời dịch. Tại Hàn Quốc, gần 16.000 người đã sử dụng dịch vụ trải nghiệm các chuyến bay quốc tế do các hãng hàng không Hàn Quốc cung cấp kể từ khi dịch vụ được triển khai vào cuối năm ngoái. Được biết, Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép mô hình này được hoạt động đến cuối năm 2021 nhằm hỗ trợ ngành hàng không và hàng miễn thuế khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19.
10/ Ngày 14/6, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với một số giao dịch nợ công của Nga, vốn được công bố từ hồi tháng 4 vừa qua đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ cấm các công ty của nước này trực tiếp mua lại các khoản nợ của Nga do Ngân hàng Trung ương, Quỹ Thịnh vượng quốc gia và Bộ Tài chính phát hành sau ngày 14/6. Hơn thế nữa, các tổ chức tài chính của Mỹ bị cấm vay vốn bằng đồng rúp hoặc không phải đồng rúp từ 3 tổ chức trên của Nga. Các biện pháp hạn chế này đã mở rộng các lệnh cấm hiện có đối với các giao dịch nợ công của Nga, vốn có hiệu lực từ tháng 8/2019.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 125


Hôm nayHôm nay : 23292

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 529985

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34934447



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach