Tiến
sĩ
Bùi
Bá
Bổng,
Thứ
trưởng
Bộ
NN-PTNT
nói
rằng
cánh
đồng
mẫu
lớn,
quy
mô
1.100
ha
như
Cty
CP
BVTV
An
Giang
(
AGPPS)
đang
làm
là
bằng
chứng
đặc
thù
của
Việt
Nam:
Những
nông
dân
nhỏ
nhưng
có
thể
làm
được
cách
đồng
lớn,
sản
xuất
tập
trung
một
loại
giống
lúa,
thúc
đẩy
cơ
giới
hóa
và
áp
dụng
các
biện
pháp
sinh
học
thân
thiện
môi
trường....
Cảm
nhận
của
người
dân
Chỉ
còn
vài
ngày
nữa,
cánh
đồng
lúa
ở
Vĩnh
Bình,
huyện
Châu
Thành,
tỉnh
An
Giang
sẽ
gặt
xong.
Lần
đầu
tiên,
những
nông
dân
không
phải
thắt
thỏm
lo
đầu
vào
–
đầu
ra.
Ông
Nguyễn
Tiến
Dũng,
phó
tổng
giám
đốc
phụ
trách
Dự
án
cụm
chế
biến
gạo
của
AGPPS,
nói
“
Nông
dân
sẽ
thay
đổi
nếu
có
1
lần
chúng
ta
tập
trung
giải
bài
toán
khó
đoán
với
chu
trình
khép
kín
từ
nơi
sản
xuất
tới
tiêu
thụ”.
AGPPS
đặt
mục
tiêu
tiêu
thụ
2
triệu
tấn
lúa/
năm
vào
năm
2020,
5
nhà
máy
sản
xuất
lớn
,
50
cụm
dịch
vụ
nông
nghiệp
như
Vĩnh
Bình
sẽ
ra
đời
gắn
với
nhịp
độ
đầu
tư
sản
xuất
200.000
ha
canh
tác
lúa
tại
An
Giang,
Kiên
Giang,
Đồng
Tháp,
Hậu
Giang
và
Long
An
XN
chế
biến
Vĩnh
Bình
được
đầu
tư
70
tỷ
đồng,
công
suất
100.000
tấn/
năm
nhắm
tới
vùng
nguyên
liệu
tại
huyện
Châu
Thành
17.000
ha
sản
xuất
2
vụ
lúa.
Kho
chứa
35000
tấn,
năng
lực
sấy
500
tấn/
ngày...
là
mũi
đột
phá
của
AGPPS
.
Khởi
công
15/10/2010
đến
cuối
tháng
2-2011
hoàn
thành
cơ
bản.
Cty
đầu
tư
cho
nông
dân
giống,
phân
bón,
thuốc
không
tính
lãi,
bao
tiêu,
sấy
miễn
phí,
FF
cùng
nông
dân
ra
đồng
trong
suốt
mùa,
được
đăng
ký
giá
bán,
được
gởi
kho
trong
30
ngày
miễn
phí.
Ông
Lê
Văn
Lập
ở
ấp
Vĩnh
Lộc,
xã
Vĩnh
Bình,
có
5
nhân
khẩu,
hơn
bốn
mẩu
ruộng,
cho
biết
:
Đầu
tiên
ông
hợp
tác
với
công
ty
làm
giống,
vụ
đông
xuân
rồi
mới
làm
lúa
thịt.Theo
ông,
làm
ruộng
mà
có
nơi
tiêu
thụ
là
thỏa
mãn
rồi.
Đàng
này,
các
FF
cùng
ăn
,
cùng
ở,
cùng
làm...giúp
chủ
động
phòng
trừ
sâu
bệnh
là
trên
cả
mong
đợi.
“Nếu
có
công
ty
khác
tới
mời
anh
hợp
tác
y
như
AGPPS
,
anh
sẽ
hợp
tác
chứ?
“–
Ai
đó
cắc
cớ
hỏi.
“Dân
ở
đây
nghèo,
chỉ
làm
lúa
nhưng
lâu
nay
anh
em
FF
gắn
bó
với
mình
quá
chừng
đâu
cần
làm
với
bên
kia
làm
gì”.
Nói
vậy,
nhưng
ông
Lập
thừa
nhận
,
trong
xóm
chỉ
có
khoảng
70-80%
nông
hộ
“
chơi
với
“
AGPPS,
một
số
chơi
với
công
ty
khác
vì
lời
hứa
bao
tiêu
sản
phẩm
cao
giá
hơn
200
đồng/
kg
lúa.
“Làm
với
công
ty
kia
thì
chỉ
cần
bán
lúa
ngang,
còn
với
AGPPS
nếu
tay
nghề
không
làm
giống
được,
không
thể
bảo
đảm
lúa
thuần
thì
không
dám
hợp
tác.
Công
ty
chọn
và
chỉ
hợp
đồng
với
nông
dân
từng
cùng
cùng
ra
đồng
với
FF.
Họ
đưa
ra
5
loại
giống,
đăng
ký
thì
công
ty
mới
cho
làm
vì
đây
là
hình
mẫu
cách
đồng
lớn
làm
thuần
một
loại
giống”,
anh
Lập
nói.
Ông
Lê
Hoàng
Dũng
ở
Tân
Phú
có
3,5
ha,
hợp
tác
với
AGPPS
làm
2
ha
lúa
thuần,
1,5
ha
hợp
tác
với
công
ty
khác,
cho
biết:
hợp
tác
với
AGPPS
không
tốn
chi
phí
sấy,
không
tốn
công
bốc
vác
lên
nhà
máy,
không
tốn
chi
phí
lưu
kho
trong
một
tháng
đầu
nếu
cần
giữ
lúa
lại
chờ
giá.
“Bên
công
ty
kia
không
hỗ
trợ
sấy
nhưng
mua
cao
hơn
200
đồng
so
giá
thị
trường,
tính
ra
cũng
ngang
ngữa.
Nhưng
nếu
thời
tiết
không
thuận
lợi
thì
chơi
với
AGPPS
yên
tâm
hơn”,
Ông
Dũng
muốn
thử
cùng
lúc
2
phương
thức
trước
khi
quyết
định
“làm
ăn
lớn”
với
công
ty
duy
nhất.
Ông
Lê
Quang
Trung
ở
Xã
Tân
Phú
,
cách
nhà
máy
chế
biến
Vĩnh
Bình
khoảng
11
cây
số,
làm
4
ha
lúa,
ký
hợp
đồng
với
AGPPS
hai
năm,
quy
mô
hợp
tác
100%
diện
tích
hiện
có.
Từ
vụ
đông
xuân
rồi,
công
ty
cung
cấp
giống,
phân
,
thuốc
và
tiêu
thụ
hết
số
lúa
thu
hoạch.
Ông
Trung
nhận
xét
“
Giá
vật
tư
ứng
trước
của
AGPPS
nới
so
với
nhiều
công
ty
khác.
Nếu
nông
dân
làm
cho
công
ty
khác
lời
40%
thì
hợp
tác
với
AGPPS
lời
giá
chót
50%”.
Những
xung
đột
thầm
lặng
Giữa
những
nông
dân,
mức
lời
có
thể
chia
họ
thành
2
lớp:
Một
lớp
cho
rằng
giá
lúa
thật
cao
nhưng
không
ổn
định
đâu
có
gì
hay,
còn
lớp
kia
thì
ngược
lại.
Tuy
nhiên,
phần
đông
vẫn
thấy
rằng
cái
chính
không
chỉ
là
giá
mua
vật
tư
đầu
vào
mà
là
chất
lượng
thế
nào
và
giá
lúa
tiêu
thụ
trong
vụ
này
có
bảo
đảm
đầu
tư
vụ
tới
không?
Ông
Trung
nói
“
Chương
trình
của
AGPPS
có
thể
yên
tâm
cả
hai
chuyện
và
tránh
được
cái
nạn
nông
dân
dốc
sức
làm
lúa
thuần
nhưng
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
lại
đấu
trộn
không
biết
bao
nhiêu
loại
giống
vào.
Giống
không
rặt,
cơm
không
ngon,
khó
bán
hoặc
dễ
bán
nhưng
giá
thấp
là
điều
dễ
hiểu”.
Ông
Cao
Thành
Nam
có
2
ha,
nhà
5
nhân
khẩu,
tham
gia
hợp
đồng
với
AGPPS
2
năm
nay,
thắc
mắc
“
liên
kết
vùng
nguyên
liệu
và
cụm
chế
biến
là
tốt
nhưng
trước
nay
sao
không
ai
làm?”.
Hồi
trước
chỉ
thấy
thương
lái
đậu
ghe
tại
chỗ
giao
Cò
gom
lúa,
mỗi
tấn
lúa
lái
cho
cò
10.000
đồng.
Cò
ém
giá
lúa
xuống
vì
lái
cho
giá
chết.
Còn
bán
lúa
trực
tiếp
cho
AGPPS,
khỏi
bị
cò
ép
giá,
lại
được
hỗ
trợ
hạ
chi
phí
sau
thu
hoạch,
khỏi
chạy
vạy
kiếm
nhân
công
phơi.
Nếu
đồng
ý
bán
lúa,
nông
dân
sẽ
nhận
tiền
liền
tại
xí
nghiệp
Vĩnh
Bình,
chưa
vội
bán
thì
gởi
lúa
tại
kho
miễn
phí
trong
30
ngày,
lố
qua
tháng
thứ
2
sẽ
chịu
phí
lưu
kho
1500
đồng
/1
tấn/
1
ngày.
Vị
chi
45.000
đồng
lưu
kho
từ
tháng
thứ
hai,
nhưng
cũng
có
hai
cách
tính.
Giá
cả
bấp
bênh
đem
về
thủ
cho
chắc?
Những
nông
dân
có
quy
mô
4
ha
trở
lên
đều
không
nghĩ
như
vậy
vì
ở
nhà
còn
phải
lo
chuột
bọ,
hao
nhót...trong
khi
kỹ
thuật
xử
lý
kho,
bảo
quản
ở
đây
AGPPS
lo
hết.
Một
số
ít
nông
dân
có
ruộng
đất
ít
hơn
cho
rằng
phơi
lúa
khô,
trữ
ở
nhà,
cần
tới
đâu
bán
tới
đó,
được
đồng
nào
hay
đồng
nấy
yên
tâm
hơn.
Ngược
lại,
nông
dân
có
ruộng
đất
vượt
hạn
điền
đều
cho
rằng
sản
lượng
lúa
càng
lớn
chừng
nào
thì
càng
phải
tính
cách
hợp
tác
với
mô
hình
như
AGPPS
đang
làm.
Thậm
chí
một
số
nhà
nông
có
suy
nghĩ
hoàn
thiện
trang
trại
của
mình,
biết
đâu
mai
mốt
công
ty
cho
mua
cổ
phần,
bán
lúa
góp
từng
vụ
như
mô
hình
Cty
CP
nông
nghiệp
thì
bán
lúa
có
hố
giá
vẫn
còn
cơ
hội
chia
lời
cổ
tức
cuối
năm.
Cách
làm
đó,
từng
là
đề
tài
bàn
luận
sôi
nổi
trong
các
sinh
viên
khoa
KT-QTKD,
trường
đại
học
An
Giang
hồi
năm
ngoái.
An
Giang
là
nơi
có
sản
lượng
lớn,
năng
suất
trung
bình
cao
hơn
các
tỉnh
trong
vùng
ĐBSCL
cả
tấn
lúa/ha,
nhưng
làm
thế
nào
để
tiêu
thụ
với
tư
thế
có
quyền
của
người
bán?
Quyền
của
người
giữ
được
sở
hữu
đất
đai?…
Có
những
câu
hỏi
đặt
ra
với
lãnh
đạo
tỉnh,
ông
Huỳnh
Thế
năng,
phó
chủ
tịch
UBND
tỉnh
An
Giang
nói
:
“Sau
31
ngày
vẫn
có
thể
lưu
kho,
nếu
trước
đây
2
triệu
tấn
lúa
phải
mua
tháo
bán
đổ
thì
khi
hỏi
thăm
300
ND
giỏi
của
An
Giang
,
họ
đều
nói
làm
theo
phương
pháp
của
AGPPS
là
đúng”.
Theo
ông,
AGPPS
đã
trả
lời
căn
cơ
hai
câu
hỏi
này.
Quyền
của
người
trồng
lúa
bán
ra
sản
phẩm
của
mình,
lúa
thu
hoạch
đủ
độ
chín,
sấy
đúng
chuẩn
,
thương
lượng
Doanh
nghiệp
khi
có
giá
quyết
định
bán
đã
mở
ra
hướng
mới.
Ông
Năng
có
một
đề
nghị:
“
Tam
nông
từ
quyền
sử
dụng
ruộng
đất
nay
tới
quyền
định
đoạt
mua
bán.
Làm
sao
bỏ
cái
từ
“
bao
tiêu”
vì
đâu
còn
thời
bao
cấp
và
dùng
từ
ký
hợp
đồng
tiêu
thụ
sản
phẩm.
Phải
thay
đổi,
phải
chuẩn
bị
cho
nông
dân
tư
thế
làm
ăn
khác
khi
năm
2011,
các
tập
đoàn
gạo
thế
giới
vào
Việt
Nam”.
Đối
với
ông
Huỳnh
Văn
Thòn,
Tổng
giám
đốc
Cty
AGPPS,
dù
cánh
đồng
mẫu
1100
ha
ở
Vĩnh
Bình,
vài
trăm
ha
ở
Cầu
Kè
,
Trà
Vinh
hay
20
ha
ở
Takeo,
Vương
Quốc
Campuchia,
lượng
thuốc
BVTV,
phân
bón
sử
dụng
một
cách
cân
nhắc
và
nhiều
biện
pháp
sinh
học
được
áp
dụng,
câu
trả
lời
đơn
giản
khi
một
Cty
kinh
doanh
nông
dược
xây
dựng
cánh
đồng
mẫu
thân
thiện
môi
trường:
“
Vậy
chứ,
hổng
lẻ
người
bán
quan
tài
thì
tối
ngày
chỉ
cầu
cho
người
ta
chết?Có
cách
nhìn
nào
khác
hơn
không?”