10:36 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Hàng hoá - Thị trường

Muôn nẻo rắc rối hợp đồng thương mại quốc tế

Thứ ba - 17/11/2015 06:15
Liệu việc chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ có phù hợp? Và đây là hợp đồng thương mại trong nước hay quốc tế.
 
Đó là một tình huống trong Buổi sinh hoạt pháp lý tại Trung tâm BSA diễn ra vào ngày 26.09.2015, nhiều câu hỏi quanh chủ đề: “Vấn đề pháp lý cần quan tâm khi ký kết – thực hiện & tranh chấp hợp đồng thương mại” với luật sư Trương Thị Hòa,
 
Trên 30 người đại diện cho gần 20 doanh nghiệp đến tham dự chương trình
 
Ưu tiên biện pháp hòa giải
 
Bà Hòa, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết, công ty Ấn Độ thành lập ở Việt Nam thì phải theo quy định tại Việt Nam.
 
Vì thế đây là hợp đồng thương mại trong nước chứ không phải quốc tế.
 
Do đó, ngôn ngữ trước tòa án Việt Nam phải là tiếng Việt, vì đây là ngôn ngữ quốc gia đã được quy định trong Hiến pháp.
 
“Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra, tòa cho nói tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc, nhưng phải có phiên dịch trực tiếp ngay lúc đó”, bà Hòa nói.
 
Một doanh nghiệp khác trong ngành nước giải khát đặt câu hỏi: “Công ty Việt Nam muốn ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc, làm sao để biết được đối tác có được ký hay không?”
 
Luật sư Hòa cho rằng một số trường hợp khi ký xong cần phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
“Doanh nghiệp Việt làm ăn với Trung Quốc hãy đến hỏi cơ quan quản lý thương mại quốc tế phía Trung Quốc, họ sẽ cho biết trường hợp nào được ký, không được ký”, bà Hòa cho biết.
 
Bà Hòa nói thêm rằng không riêng với Trung Quốc mà một số nước khác cũng có quy định về điều này.
 
Có doanh nghiệp băn khoăn, khi có tranh chấp xảy ra với đối tác nước ngoài và muốn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam hòa giải thì “làm sao để phía đối tác ghi nhận kết quả hòa giải và thi hành”.
 
Trả lời thắc mắc này, luật sư Hòa, phân tích, Việt Nam chưa có chế định về hòa giải, tuy nhiên, trong 5 năm qua Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có quy định về vấn đề hòa giải này.
 
“Đã là hòa giải thì phải thiện chí thực hiện, quyết định hòa giải cũng không yêu cầu thi hành án được. Nếu là quyết định đưa ra trọng tài giải quyết và khi trọng tài có quyết định thì vấn đề đó phải được thi hành án”.
 
Vì thế, bà Hòa khuyên rằng các bên “nên cùng nhau đàm phán, giải quyết, thương lượng” vì xu hướng giải quyết tranh chấp của thế giới bây giờ là “9 bỏ làm 10”.
 
Bà Hòa cho rằng, trước đây các quốc gia phương Tây quan niệm hợp đồng ký kết là bắt đầu sự giao dịch, ký kết những quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai bên.
 
Nhưng hiện tại, phương Tây bắt đầu quan niệm như phương Đông: “hợp đồng là việc thực hiện một mối quan hệ và làm sao để giữ mối quan hệ này, nên rất suy xét trước khi tranh chấp…”
 
Thưa ra quốc tế hay Việt Nam?
 
Một doanh nghiệp về xuất khẩu nêu vấn đề khi tranh chấp giữa công ty xuất khẩu Việt Nam và công ty nhập khẩu nước ngoài mà thương lượng không được thì có thể sử dụng trung tâm trọng tài quốc tế nào giải quyết? Và có thông lệ nào quy định vấn đề này không?
 
Theo luật sư Hòa, thứ nhất, nếu trong hợp đồng không có điều khoản về tranh chấp đưa ra trọng tài thì tòa án giải quyết.
 
Còn khi có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài giải quyết.
 
Bà Hòa nhận định, đó là một trong những thiếu sót của doanh nghiệp khi không thỏa thuận các điều khoản tranh chấp, điều khoản áp dụng…
 
Vì thế, phải “thưa ngay tòa án nơi thực hiện hợp đồng là tòa án Việt Nam”.
 
Tòa án Việt Nam quy định rõ trường hợp bị đơn không có trụ sở tại Việt Nam thì thưa ở tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi nguyên đơn có trụ sở.
 
Điều thứ hai là nếu trong hợp đồng ghi thỏa thuận trọng tài nhưng không ghi trọng tài nào, coi như thỏa thuận trọng tài này không phù hợp.
 
Hiện nay, theo bà Hòa, Luật Trọng tài ở Việt Nam cho phép, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không đúng tên thì người khởi kiện có quyền đưa ra trọng tài nào thì bên kia phải chịu.
 
“Vấn đề quan trọng nhất ở đây là nơi thực hiện hợp đồng là nơi nào, phía mình hay phía họ”, bà Hòa nhấn mạnh.
 
Trường hợp chọn được trọng tài nhưng không chọn được luật áp dụng và thủ tục tố tụng trọng tài thì có thể chọn trọng tài ở nước thứ 3, nước này sẽ xem xét luật xem có áp dụng tố tụng được hay không.
 
Nhưng theo bà Hòa, khi thưa kiện ra quốc tế, doanh nghiệp Việt thường chọn Singapore vì ít chi phí hơn.
 
Trong khi đó các nước châu Âu thường chọn trọng tài Stockholm ở Thụy Điển, còn về mua bán nông sản thì chọn trọng tài hạt nước Anh.
 
Đại diện một công ty ngành dược cho biết, công ty xuất hàng đi Nga, nhưng bên Nga có thông lệ không sử dụng điều kiện thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp đưa ra trọng tài quốc tế có ổn không?
 
Luật sư Hòa trả lời rằng ở Nga từ thời Liên Xô đã có thông lệ không sử dụng điều khoản thanh toán. Hiện nay thường người ta trả trực tiếp thông qua ngân hàng, hoặc giấy bảo lãnh ngân hàng.
 
Nếu có tranh chấp thì xem hai bên có thỏa thuận chưa, chưa thì đưa ra tòa án Việt Nam, nếu họ không có trụ sở tại Việt Nam thì mình thưa ngay tòa án tỉnh, thành phố nơi có trụ sở.
 
Khi đối tác kiếm chuyện
 
 
Bà Nguyễn Thị Phương Đào, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền
đặt câu hỏi với luật sư trong buổi sinh hoạt
 
Một doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nêu trường hợp khi ký hợp đồng với nước ngoài mà không thỏa thuận điều khoản phạt hợp đồng, khi mua hàng giá đột ngột tăng, đối tác không muốn giao hàng, trong khi điều kiện thanh toán mình mở rồi nhưng “họ viện cớ mình không tuân thủ điều kiện thanh toán để đòi hủy hợp đồng”. Vậy doanh nghiệp có kiện được không và khả năng thắng kiện như thế nào?
 
Luật sự Hòa nhìn nhận, khi doanh nghiệp đưa điều kiện thanh toán cho phía đối tác mà họ nói phải điều chỉnh thì ngân hàng phía mình phải điều chỉnh.
 
Nếu phía đối tác “kiếm chuyện” để không bán hàng thì lúc đó mình đưa ra tòa, tòa sẽ xét xem mình có vi phạm điều đó không.
 
Trên thế giới không có khái niệm phạt vi phạm hợp đồng, chỉ một số nước có khái niệm này, không công ty nào có quyền phạt công ty khác, chỉ nhà nước mới có quyền phạt.
 
Chẳng hạn, công ty không mua được hàng ở đó và phải mua của đơn vị khác với số tiền chênh lệch bao nhiêu thì bên kia phải trả khoản bồi thường thiệt hại chênh lệch đó.
 
Còn nếu làm ăn với các công ty Ả Rập mà họ theo luật Hồi giáo thì không được đòi tiền rủi ro vì Kinh Koran cấm chuyện rủi ro. “Do đó chỉ được bồi thường thiệt hại mà thôi”.
 
Bải & ảnh: Trần Quỳnh
(theo BSA)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 102


Hôm nayHôm nay : 38439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935779

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44303464



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach