05:14 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Buôn bán qua biên giới: Chậm phát triển do... chính sách

Thứ sáu - 29/11/2013 06:04


Để xốc lại hoạt động buôn bán qua biên giới, cửa khẩu, lối mở với 25 tỉnh, thành có đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Campuchia, ngày 26.11, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Thương mại Biên giới năm 2013. Trước thực trạng còn nhiều hạn chế, dẫn đến rủi ro trong hoạt động này, nhiều ý kiến tham luận cho rằng cần có cải tiến triệt để từ cơ chế, chính sách đến phân cấp, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương.

 



Chưa tương xứng tiềm năng

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, đánh giá về hoạt động thương mại biên giới (TMBG) ghi nhận hoạt động này đã đóng góp đáng kể, làm biến đổi sâu sắc thị trường, tạo điều kiện thông thương, cải thiện đời sống cư dân vùng biên.
 

Bình quân mỗi năm TMBG góp khoảng 10 tỉ USD kim ngạch XNK, với các mặt hàng phong phú đa dạng. Sôi động nhất là tuyến biên giới Việt- Trung, với kim ngạch XNK, trao đổi hàng hoá qua biên giới chiếm tỉ trọng trung bình 30% tổng kim ngạch thương mại song phương. Các mặt hàng xuất chính là hoa quả tươi, caosu, nông thuỷ sản, lương thực, thực phẩm chế biến; và nhập khẩu về máy móc thiết bị, năng lượng, vật tư nông nghiệp...
 

Với phương thức kinh doanh đa dạng, linh hoạt (XNK trực tiếp, tạm nhập- tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan, trao đổi của cư dân biên giới...), hoạt động này đang cho thấy nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ tiềm ẩn nhiều  nguy cơ mất an toàn.
 

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn - ông Nguyễn Văn Bình - nhận định, hoạt động TMBG khá đặc thù, song hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn chủ yếu thực hiện theo cơ chế chính sách chung về XNK theo thông lệ quốc tế nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của các tỉnh biên giới. Ông ví dụ, theo quy định hàng hoá XNK chính ngạch đều phải có hợp đồng mua bán giữa hai bên đối tác, được cấp phép theo hạn ngạch, quy định phải mở L/C và thanh toán qua ngân hàng...
 

Nhưng nếu thực hiện đầy đủ các quy định này, theo ông Bình là không thể áp dụng được đối với hoạt động giao thương biên mậu vì phần lớn hàng hoá, nông sản của cư dân biên giới đều không có hợp đồng, giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, không qua ngân hàng. Đây là tập quán kinh doanh, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như việc hàng hoá VN xuất sang Trung Quốc vì không có hợp đồng, mua bán theo nhu cầu của đối tác nên dễ dẫn đến tình trạng đối tác từ chối mua thì hàng cũng không biết bán đi đâu.
 

Tình trạng dưa hấu, vải thiều của VN xuất sang bị tồn đọng ở cửa khẩu chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những giao dịch biên mậu không hợp đồng.
 

Cũng theo ông Bình, hoạt động buôn bán qua biên giới cũng có những hạn chế do quá phụ thuộc vào thị trường nước bạn như trong khi toàn tuyến đường biên có tới 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu quốc gia và song phương, 65 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở, nhưng nhiều cửa khẩu đầu tư hạ tầng tốt thì phía bạn lại không xuất hàng qua, dẫn đến lãng phí trong đầu tư.
 

Ngược lại, nhiều cửa khẩu phụ, lối mở lại được sử dụng để xuất nhập khẩu hàng hoá lớn, dẫn đến quá tải về hạ tầng thương mại. Trong bối cảnh phải tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, thì nhiều cửa khẩu được bố trí dàn trải ở các địa phương khác nhau dẫn đến sự cạnh tranh giữa các tỉnh trong thu thuế XNK, hậu quả là DN phải gánh thêm quá nhiều chi phí.
 

Cần cơ chế phân cấp cho địa phương

 

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - ông Đặng Văn Bông đưa ra một so sánh, cùng là địa phương biên giới, nhưng trong khi lãnh đạo các địa phương phía bạn được phân cấp rất nhiều quyền trong việc quản lý hoạt động biên mậu, “muốn khuyến khích mặt hàng nào, tăng, giảm thuế bao nhiêu là họ quyết tăng, giảm được ngay.
 

Trong khi chính quyền các địa phương bên mình thì phải báo cáo, xin phép Chính phủ.
 

Trên thực tế, hoạt động giao thương biên giới thời gian qua có những vướng mắc đòi hỏi lãnh đạo địa phương 2 bên xử lý, tháo gỡ, thúc đẩy giao thương. Vì vậy, tới đây khi sửa QĐ 254 và QĐ 139 về hoạt động thương mại biên giới, chúng tôi kiến nghị cần phân cấp mạnh hơn nữa cho lãnh đạo địa phương để quản lý hoạt động XNK đảm bảo linh hoạt, phát huy ưu thế đặc thù của hoạt động này.
 

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương có cả biên giới trên biển và đất liền với Trung Quốc – đồng tình: Bên cạnh chính sách cho hoạt động biên mậu cần sửa đổi theo hướng linh hoạt, uyển chuyển thì việc phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương khu vực biên mậu cần được mở rộng.
 

Chẳng hạn như số tiền thu thuế biên mậu được để lại cho địa phương để đầu tư hạ tầng cơ sở, hay như phân cấp cho chủ tịch các tỉnh biên giới được chủ động quyết định danh  mục hàng hoá và đóng, mở các cửa khẩu phụ, điểm thông quan, đường mòn, lối mở, các điểm xuất hàng...
 

Thời gian qua, mặc dù XNK qua biên giới là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, song không phải địa phương nào có cửa khẩu cũng hoạt động hiệu quả, nhiều khó khăn, phức tạp đã nảy sinh từ hoạt động buôn lậu theo phương thức tạm nhập tái xuất qua biên mậu. Việc kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm lỏng lẻo, không ít thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ bằng nhiều con đường vẫn tràn qua biên giới gây khó khăn cho quản lý nội địa.
 

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới cho biết, tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu biên giới giai đoạn từ năm 2008 đến hết 9 tháng đầu năm 2013 đạt 72 tỉ USD, tăng bình quân trên 10%/năm. Thời gian tới, dự báo TMBG sẽ đạt mức 67 tỉ USD vào năm 2015; trong đó Trung Quốc khoảng 16 tỉ USD, Lào đạt 2 tỉ USD và Campuchia đạt trên 5 tỉ USD.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 32370

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 971822

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44339507



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach