06:53 +07 Thứ hai, 16/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Đối thoại về vấn nạn trên sông Mekong

Thứ bảy - 30/07/2011 20:25
Tương lai của Mekong có thể thành biển sa mạc, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về tác hại những đập trên dòng chính sông Mekong đưa ra dự đoán cùng những con số minh chứng khi 12 đập thủy điện ở thượng nguồn được xây dựng.

Vùng Hạ lưu sông Meknong khó khăn khi lũ bất thường hoặc không còn mùa nước nổi
Vùng Hạ lưu sông Mekong khó khăn khi lũ bất thường hoặc không còn mùa nước nổi - Ảnh: HL.

Trong hai ngày, 27 - 28.7.2011, khảo sát thực tế mô hình phát triển sinh kế trên cơ sở bảo tồn tính đa dạng sinh học trong thiên nhiên đang chịu bất lợi khi không có lũ và đối thoại với chủ đề: "Thách thức của việc phát triển đập trên dòng chính sông Mekong đến sinh thái ĐBSCL", tổ chức Sông ngòi Việt Nam cùng trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An (thuộc ĐH Cần Thơ), một lần nữa nhắc nhỡ cách gia tăng nhận thức của cộng đồng về những vấn nạn trên sông Mekong.

Vốn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro khi 12 đập thủy điện theo hình bậc thang tác động, thay đổi rất lớn đến cuộc sống của 60 triệu con người sống dọc sông Mekong. Nhiều chuyên gia bày tỏ băn khoăn: Phía sau việc xây đập là cái gì? Tại sao nhiều quốc gia có đủ nguốn điện vẫn chạy đua làm đập. Tại sao Trung Quốc vẫn lao vào thủy điện ở các nước khác dù nguồn năng lượng ấy nằm ngoài biên giới và điện không chạy về Trung Quốc?

Nhiều báo cáo cho thấy vùng hạ lưu hoàn toàn không được gì khi thượng lưu ngăn nước, biến sông Mekong thành hồ chứa để sản xuất điện. 3 giải pháp thực thi những thỏa thuận giữa 4 nước ký hợp tác phát triển sông Mekong đang đứng trước thách thức khi các nước xây dựng kế hoạch thủy điện.

Nhiều ý kiến gây bất ngờ
Nhiều ý kiến gây bất ngờ - Ảnh: HL.

TS Đào trọng Tứ, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng việc tìm kiếm giải pháp “Win-Win” hết sức khó khăn và trong trường hợp phải chấp nhận giải pháp được – mất thì ĐBSCL sẽ mất nhiều thứ mà không được gì.

TS Dương Văn Ni cho rằng ĐBSCL, nơi cung cấp 5-6 triệu tấn gạo, cùng thế giới giải quyết nạn đói trên quy mô toàn cầu, nơi tạo ra cả triệu tấn cá cho thế giới mỗi năm. Chưa có nơi nào trên thế giới có năng lực như vậy. Không có nước thì con người không tạo được nguồn hàng hóa đó. Tuy nhiên, người ở nông thôn xài nước sông khác suy nghĩ người ở thành xài nước máy, người miền nam suy nghĩ khác người ở ngoài bắc khi nói vể lũ, lụt, an ninh nguồn nước… ngay cả trong một quốc gia cũng có những suy nghĩ khác nhau do chưa được chia sẻ thông tin. Nên nghĩ tới cách chia sẻ thông tin tới người dân. Không có thông tin, người dân sẽ không quan tâm gì hết.

Hoàng Lan

Nguồn tin: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 10116

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 495878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 49914512



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach