21:12 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

“Mất mùa” FDI nông nghiệp

Thứ tư - 25/09/2013 20:55

25 năm - kể từ năm 1987 đánh dấu bước trưởng thành của thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào VN, tuy nhiên, nguồn vốn này đổ vào nông nghiệp, nông thôn - “hậu phương” của nền kinh tế lại quá èo uột, thậm chí ngày càng thụt lùi...


1
Biểu đồ FDI theo cơ cấu kinh tế của VN hiện nay

 
Theo Bộ KH&ĐT, nếu năm 2001, FDI đầu tư vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI vào VN, thì đến năm 2006 con số này chỉ còn 7,4%, năm 2007 còn 5,37%, năm 2008 là 3% và các năm 2009, 2010, 2011 chỉ còn 1%.Nông nghiệp chịu mọi thiệt thòi


Trong khi cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của các quốc gia đang ngày càng khốc liệt, thì thu hút FDI đầu tư vào nông nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn. Bộ NN& PTNT cũng phải thừa nhận, ngoài các yếu tố như rủi ro cao do thường xuyên bị thiên tai và dịch bệnh tàn phá, đầu tư FDI vào nông nghiệp có lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm; sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn ở quy mô nhỏ, ruộng đất manh mún, nhất là công tác xúc tiến FDI vào nông nghiệp thiếu bài bản, chưa có định hướng và chiến lược rõ ràng, thiếu nguồn lực và kinh phí khi triển khai xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm.


Không chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về dự án và tổng vốn đầu tư mà các dự án FDI trong nông nghiệp còn nhỏ về quy mô. Nếu như quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án FDI vào khoảng 14,7 triệu USD thì một dự án FDI NN chỉ chiếm chưa tới 6,6 triệu USD, thấp xa so với quy mô bình quân một dự án kinh doanh bất động sản (130 triệu USD) hoặc dự án trong lĩnh vực điện, khí (92,6 triệu USD) hay dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (17,6 triệu USD).


Không những ít, phân bổ vốn FDI trong NN cũng không đồng đều. Các dự án FDI chỉ tập trung vào một số ngành như chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản, thủy sản. Trồng rừng và chế biến gỗ chiếm khoảng 78% tổng vốn FDI vào nông nghiệp. Trong khi đó, các ngành chế biến nông sản, thủy sản thì rất ít. Bộ NN& PTNT cũng cho biết, thời gian gần đây, các nhà đầu tư hạn chế đầu tư vào sản xuất mà đang có xu hướng chuyển sang xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các dự án gửi đến Bộ xin thẩm định hồ sơ hiện nay đều xin quyền xuất, nhập khẩu độc quyền, hoặc quyền bán buôn, bán lẻ... Ðây là xu hướng không an toàn trong thúc đẩy sản xuất và lành mạnh thị trường nông sản.


Lý giải cho cách đầu tư theo kiểu “ăn xổi” này, PGS TS Bùi Tất Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cho rằng, việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp VN.


Nếu tính tổng mức đầu tư xã hội của nước ta vào lĩnh vực nông nghiệp cũng rất thấp. Mới đây, Quốc hội nâng đầu tư xã hội cho nông nghiệp lên 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tuy nhiên con số đó vẫn còn khá thấp với một lĩnh vực chiếm hơn 50% lực lượng lao động như hiện nay.
Khó cũng phải lôi FDI về nông nghiệp


Tới đây sẽ sửa Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Cần xác định lại tầm quan trọng của đầu tư FDI nói riêng đầu của cả xã hội nói chung vào ngành nông nghiệp là vấn đề nhiều chuyên gia đang đặt ra. Theo TS Nguyễn Minh Tiến - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN & PTNT, Nhà nước sẽ phải ban hành những chính sách, những điều tiết thích hợp khuyến khích DN FDI đầu tư vào nông nghiệp theo những mục tiêu đã định. Ví dụ, hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa tốt thì Nhà nước sẽ đầu tư hoặc xây dựng những mô hình hợp tác công tư, mô hình khuyến khích DN đầu tư và thu phí dịch vụ… Ngoài ra cần có những chính sách miễn giảm thuế thích hợp để thu hút đầu tư công nghệ cao, nhất là khu vực FDI.Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, tới đây sẽ sửa Nghị định 61 về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Các cơ chế về tín dụng, lãi suất, đất đai sẽ được cải thiện... Nông dân có thể vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.


Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm nông nghiệp sẽ được mở rộng, áp dụng hình thức nông dân cho nhà đầu tư FDI thuê đất hoặc góp vốn bằng đất để cùng kinh doanh nông nghiệp. Các DN FDI đầu tư vào nông nghiệp VN sẽ có các chính sách ưu đãi ổn định và hoàn thiện hơn.


Từ so sánh giữa cái lợi của đầu tư FDI vào nông nghiệp để có thể cân nhắc đưa ra những chính sách mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Không chỉ hơn 50% người dân sống ở nông thôn đang mong chờ điều này mà đây có thể xem là một bước đi chiến lược cho tiến trình phát triển bền vững của VN.

Ông Trần Kim Long - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT): Ba chiến lược ưu tiên đầu tư


Thực tế cho thấy, đầu tư FDI vào VN trong thời gian qua chiếm tỷ trọng không lớn, hiệu quả không cao, đầu tư cũng dàn trải, không tập trung. Nguyên nhân chính do, các nhà đầu tư sợ có nhiều rủi ro trong nông nghiệp dẫn tới tốc độ thu hút đầu tư FDI vẫn chưa tăng.


Để thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp nhiều hơn nữa, Bộ NNPTNT đưa ra 3 giải pháp chiến lược ưu tiêu thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp ở nước ta.


Trước tiên là, phải tái cơ cấu ngành theo hướng sản xuất bền vững, không tăng diện tích mà tăng chất lượng và giá trị. Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ, hướng theo công nghệ cao. Cuối cùng là, gắn các dự án đầu tư với việc đảm bảo môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.


Ông Bùi Quý Quỳnh - Giám đốc Hành chính nhân sự (Cty Japfa Việt Nam): Đầu tư nông nghiệp có nhiều lợi thế


Japfa đầu tư vào VN từ năm 1999, hiện nay tổng số vốn đầu tư là gần 30 triệu USD, hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là sản xuất giống gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức mạng lưới gia công chăn nuôi gia cầm, gia súc và chế biến sản phẩm chăn nuôi để xuất khẩu tại nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Hòa Bình…


Đầu tư vào VN có nhiều lợi thế nhưng vẫn còn nhiều cản trở về chính sách, môi trường và các thủ tục kinh doanh. Khi đã xác định được vị trí của nguồn vốn FDI đối với nhu cầu đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, việc ưu tiên thu hút đầu tư các nhà đầu tư tiềm năng và các nguồn vốn nông nghiệp cũng phải đặt ra chiến lược dài hạn. Nếu giải quyết tốt các bất cập đó, chắc chắn VN sẽ thu hút được đầu tư vào nông nghiệp. Phía Japfa sẽ tiếp tục triển khai xây dựng nhiều dự án chăn nuôi nữa tại VN.
 

Nguồn tin: DDDN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 914845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44282530



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach