06:55 EDT Thứ sáu, 04/10/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Trong xã hội ít dùng giấy, doanh nghiệp Nhật xoay trở như thế nào?

Thứ hai - 20/05/2024 23:27
Các hãng máy in, máy ảnh, thiết bị văn phòng Nhật Bản đang đau đầu khi nhu cầu giấy, văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng ngày một giảm. Trước nguy cơ này, các hãng đã tái cấu trúc, hợp nhất mảng sản xuất máy in, máy photocopy và các thiết bị văn phòng khác. Có hãng nhanh chân bước vào lĩnh vực mới như dược phẩm, sản xuất chip…

Xã hội “ít cần giấy”…

Quy mô của các nhà máy giấy trên toàn cầu đã giảm từ 57,2 tỉ trong năm 2013 còn 38,2 tỉ đô la trong năm ngoái, giảm hơn 33% theo dữ liệu của Statista. Mức tiêu thụ giấy và bìa cứng toàn cầu lại tăng do sự bùng nổ của thương mại điện tử, đạt 414,19 triệu tấn vào năm 2022, vẫn tăng so với năm trước đó. Tiêu thụ giấy và bìa toàn cầu đã tăng gần 75% so với mức năm 1990.

Ngành giấy và máy in văn phòng đang chịu áp lực khi nơi làm việc ít cần giấy tờ hơn. Máy ảnh, một lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và lâu đời của Fujifilm chẳng hạn, đã smartphone thay thế. Thế nhưng, 9/10 hãng thiết bị văn phòng hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Nhật Bản. Chỉ ba hãng chính của Nhật Bản gồm Canon, Konica Minolta và Fujifilm Business Innovation nắm giữ hơn 80% thị trường toàn cầu các sản phẩm và thiết bị hóa học và quang học.

Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp và làm việc từ xa đã làm giảm nhu cầu máy in và giấy. Hiệp hội Giấy Nhật Bản dự báo nhu cầu giấy văn phòng trong nước năm 2023 giảm 5% so với năm trước xuống còn 1,46 triệu tấn. Khi so sánh với năm 2019, nhu cầu giảm mạnh 18%.

Hiệp hội ngành công nghệ thông tin và máy Kinh doanh Nhật Bản (JBMIA) cho biết số lượng máy photocopy và thiết bị kinh doanh đa chức năng được bán ra trên toàn cầu đạt 4,06 triệu chiếc trong năm 2022, giảm 16% so với 2018 trước khi Covid-19 bùng phát. Con số này tiếp tục giảm còn 3,59 triệu chiếc trong năm ngoái.

Các doanh nghiệp ngành máy in, thiết bị văn phòng đã phải tái cấu trúc khi nhu cầu thị trường suy giảm. Konica Minolta đã quyết định cắt giảm 2.400 việc làm như một phần của kế hoạch tái cơ cấu công ty. Toshiba cũng sa thải 5.000 công nhân.

Các thương vụ sáp nhập mới

Nguy cơ của văn phòng ít cần giấy đã thúc đẩy các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành máy in, thiết bị văn phòng của Nhật Bản.

Tháng 5-2023, Ricoh và Toshiba đã hợp nhất mảng sản xuất máy in, máy photocopy và các máy văn phòng khác. Ricoh nắm giữ phần lớn cổ phẩn của liên doanh. Theo hãng nghiên cứu IDC của Mỹ, Ricoh nắm giữ 15,2% thị phần toàn cầu máy in đa chức năng laser A3 với 510.000 chiếc trong năm 2022, đứng sau Canon. Toshiba Tec đứng thứ bảy, với 240.000 chiếc và chiếm 7,2% thị phần. Vì thế, liên doanh này đứng đầu thế giới về mảng in máy in.

Hôm 15-4, Fujifilm Holdings và Konica Minolta công bố kế hoạch lập liên doanh chuyên sản xuất thiết bị văn phòng và máy in đa chức năng. Theo kế hoạch thì liên doanh sẽ thành lập cuối tháng 9, với công ty con Fujifilm Business Innovation dự kiến sẽ chiếm tỷ lệ cổ phần đa số. Liên doanh đứng thứ hai thế giới với 22% thị phần mảng máy in laser, xếp sau liên doanh Ricoh – Toshiba.

Số nhân viên của liên doanh cũng theo tỷ lệ cổ phần, với khoảng 100-200 người. Mục đích của liên doanh là mở rộng quy mô mua sắm của cả Fujifilm và Konica Minolta nhằm giảm chi phí và đảm bảo nguồn cung cấp chất bán dẫn ổn định và các nguyên vật liệu quan trọng khác.

Cả hai cùng nghiên cứu và phát triển, sản xuất mực máy in. Fujifilm và Konica Minolta sẽ đóng góp công nghệ độc quyền riêng mình để phát triển loại mực in trên giấy ngay cả ở nhiệt độ thấp. Lượng điện tiết kiệm được khi sử dụng mực in sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Cả hai vẫn sẽ duy trì mảng sản xuất và kinh doanh máy in văn phòng của riêng từng công ty.

Fujifilm và Konica Minolta dự định phân bổ số tiền kiếm được từ liên doanh cho các hoạt động kinh doanh đang tăng trưởng.

Fujifilm sẽ đầu tư nhiều vốn hơn vào phân khúc vật liệu bán dẫn và chăm sóc sức khỏe. Konica Minolta sẽ sử dụng công nghệ quang học được phát triển từ hoạt động máy in và máy ảnh cho các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như thiết bị thử nghiệm.

Dấn thân vào công nghệ dược phẩm, bán dẫn

Fujifilm còn tồn tại và phát triển là câu hỏi và bài học lớn cho mọi doanh nghiệp trước mọi biến đổi của thời cuộc. Bởi hãng hãng phim Kodak đã từng huy hoàng và nhanh chóng bị xóa sổ sau khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời năm 2012.

Fujifilm đang ở tuổi 90. Nhắc đến Fujifilm, người ta nghĩ nhiều đến máy ảnh và phim âm bản. Thế nhưng, thương hiệu này đã có những thay đổi rất lớn, tách xa mảng kinh doanh cốt lõi và lâu đời của họ.

Hôm 17-4, Fujifilm Holdings tuyên bố sẽ đầu tư 1.900 tỉ yen (12,3 tỉ đô la) vào mảng chăm sóc sức khỏe, vật liệu sản xuất chip và các các lĩnh vực khác mà hãng đang tìm kiếm sự tăng trưởng trong ba năm tài chính tiếp theo. Khoản tiền này sẽ dành cho chi tiêu vốn và chi phí R&D, tập trung vào phân khúc tăng trưởng thế hệ tiếp theo, trong ba năm tài chính 2024-2026 (kết thúc tháng 3-2027). Khoản này tăng gần 30% so với các chi tiêu đã phân bố trong kế hoạch ba năm tài chính trước đó.

Nhưng trước đó, Fujifilm đã có kế hoạch thúc đẩy hoạt động kinh doanh chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là phát triển và sản xuất theo hợp đồng (CMDO) dược phẩm sinh học. Fujifilm sẽ đầu tư khoảng 700 tỉ yen (4,5 tỉ đô la) cho CMDO đến năm 2028 để nâng năng lực sản xuất gấp năm lần hiện tại.

Các hãng dược đối thủ như Samsung Biologics của Hàn Quốc và Lonza củaThụy Sĩ đã tăng cường đầu tư vào CMDO để có giá tốt hơn cho các đơn hàng lớn của các hãng phát triển thuốc. Trong lĩnh vực y tế,  Fujifilm có kế hoạch phát triển công nghệ mới sử dụng trí tuệ nhân tạo trong máy chụp CT và các thiết bị y tế khác. Fujifilm cũng mua lại mảng kinh doanh hình ảnh chẩn đoán của Hitachi vào năm 2021 nhằm mở rộng phân khúc thiết bị y tế.

Trong mảng vật liệu sản xuất chip, Fujifilm sẽ đầu tư vào các sản phẩm như hợp chất đánh bóng wafer tiên tiến. Hãng cũng đầu tư thêm 15 tỉ yen (110 triệu đô la) để tăng năng suất cho cơ sở đánh bóng chip ở Đài Loan, nhằm đáp ứng nhu cầu xe tự lái và công nghệ 5G.

Fujifilm đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng trong phân khúc chăm sóc sức khỏe và điện tử từ 20% đến 30% vào năm tài chính 2026. Phân khúc điện tử bao gồm vật liệu sản xuất chip.

Tương tự như vậy là Toshiba khi bước từ ngành điện tử sang các lĩnh vực bán dẫn, phần cứng và cả điện hạt nhân. Tuy vậy, gã khổng lồ của Nhật Bản đã thua lỗ. Cuối tháng 3-2023, hội đồng quản trị của Toshiba đã chấp nhận đề nghị mua lại của tổ hợp Japan Industrial Partners (JIP), định giá công ty ở mức 2.000 tỉ yen, khoảng 15,2 tỉ đô la theo tỷ giá lúc đó. Từ doanh nghiệp niêm yết, Toshiba đã trở thành công ty tư nhân, chấm dứt lịch sử 74 năm trên sàn chứng khoán.

Theo Nikkei Asia, Japan Times

Ricky Hồ / BSA Media 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 31938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 53545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50482089



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach