23:28 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Thách thức nợ công

Thứ tư - 01/06/2016 07:54
Số liệu từ Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính  cho biết, huy động nợ công trong giai đoạn 2011 đến 2015 được hơn 2,7 triệu tỷ đồng, bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm ở mức nhanh 16,7%/năm. Tỷ lệ nợ công đến cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP.

Theo ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 bao gồm nợ chính phủ chiếm 80,8% dư nợ, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.

Ngoài con số nợ công đang ở 62,2% thì  hiện nay nhiều số liệu khác về nợ công cũng được tranh luận: 64% hay 65%, thậm chí có chuyên gia, tổ chức nước ngoài cho rằng nợ công Việt Nam nếu tính đúng tính đủ đang ở ngưỡng cao. Song con số nào đi nữa, thì rõ ràng, nợ công ngày càng trở thành một gánh nặng đối với nền kinh tế, tác động đối với mỗi người dân, doanh nghiệp và ngân sách. Nếu như theo công bố đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam khoảng 94,854 tỷ USD; tính ra bình quân nợ theo đầu người ở Việt Nam là 1.039 USD, tương đương khoảng 22 triệu đồng/ người.

Nợ công đang tăng nhanh ở con số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm tương đối khi so với GDP. Trong khi đó ngân ngân sách của Việt Nam đang có nhiều vấn đề, khi hội nhập thuế quan các hàng hóa giảm theo lộ trình nhập khẩu theo cam kết. Tức là nhiều khoản thu sẽ bị hụt. Việc bố trí các nguồn tiền để trả nợ buộc phải đau đầu hơn”. Nếu không có giải pháp trả nợ, thì áp lực trả nợ sẽ đè nặng lên vai người dân, doanh nghiệp ngày càng lớn.

Thách thức - đó là lời khẳng định của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khi bình luận về vấn đề nợ công. Ông Thành cho rằng, nếu như không có những giải pháp hợp lý trong cân đối ngân sách, trong tiết kiệm, nếu như vẫn còn tiếp diễn cảnh đầu tư công tràn lan kém hiệu quả thì nợ công không những phình to mà có thể vỡ. Câu chuyện nợ công sẽ là tâm điểm của của nhiều cuộc tranh luận.

Trong khi đó chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, nếu vay nợ để đầu tư phát triển, để hoạt động hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các DN đầu tư không hiệu quả, đẩy chi phí cao thì sẽ là một gánh nặng đè lên vai người dân. Lấy khoản vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn làm phát sinh rủi ro tái cấp vốn và tạo ra áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.  Áp lực này được nhìn nhận đang san sẻ vào thuế, phí, và lạm phát.

Để giải quyết vấn đề nợ công, theo khẳng định của các chuyên gia  cần hoàn thiện chính sách quản lý nợ công nhằm tăng cường huy động vốn cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, làm rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng nợ công.

Nợ công đang tiến đến sát ngưỡng mà nhu cầu cho phát triển đầu tư kinh tế ngày càng cao. Bên cạnh đó các khoản ưu đãi cũng giảm dần khi nền kinh tế hội nhập sâu, thì việc kiểm soát nợ công cần đặt lên hàng đầu. Công khai minh bạch về nợ công là điều kiện tốt để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. 

Theo TS. Lê Đăng Doanh, cần xây dựng một lộ trình tái cơ cấu ngân sách nhà nước với những bước đi đồng bộ, thích hợp như: Tinh giảm bộ máy; thực hiện công khai minh bạch; thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân đối với chi tiêu công, đầu tư công; sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư công, mua sắm công, cắt giảm chi tiêu thường xuyên.  

 H.Hương

Nguồn tin: Đại Đoàn Kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 918742

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44286427



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach