08:07 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Tiến tới hệ thống tiền kỹ thuật số

Thứ hai - 16/05/2016 20:27
Tháng qua, một cuộc họp kín quy tụ hơn 100 giám đốc điều hành từ nhiều tổ chức kinh tế lớn nhất của Mỹ đã diễn ra tại New York. Điều gì mới chăng?
Một công ty tên “Chain” – (https://chain.com/) đã trình bày một kỹ thuật hoán đổi tiền Mỹ thành “tài sản hoàn toàn bằng kỹ thuật số”. Trong cuộc họp, có đại diện của Nasdaq, Citigroup, Visa, Fidelity, Fiserv và Pfizer, và Chain cũng cho biết họ liên kết với Capital One, State Street, và First Data. Công nghệ “cách mạng” này nhằm hoàn toàn thay đổi cách chúng ta sử dụng tiền bạc, và đây là một bước quan trọng nhắm đến một xã hội sinh hoạt không cần đến tiền mặt. Nhưng, nếu hệ thống tiền-kỹ-thuật-số (digital cash) mới này rất có ích cho xã hội, tại sao nó chỉ được tiết lộ trong một cuộc họp kín dành cho các nhà băng của Phố Wall?
 


Hình minh họa
Nguồn: Internet


Vậy phải chăng có điều gì khác nữa xảy ra trong cuộc họp mà chúng ta không được cho biết?
 
Có lẽ không ai trong chúng ta nghe, biết đến cuộc họp này, nếu nó không được tường trình trên Bloomberg. Những điều sau đây đến từ bài báo của Bloomberg mang đề tựa Inside the Secret Meeting Where Wall Street Tested Digital Cash (Những gì xảy ra trong cuộc họp bí mật nơi Phố Wall thử nghiệm tiền-kỹ-thuật-số )...
 
Hơn 100 giám đốc điều hành từ một vài định chế kinh tế đã họp riêng tại văn phòng Nasdaq Inc. ở Times Square. Họ không chỉ ngồi lại để bàn luận, mà còn xây dựng và thí nghiệm “cơ sở dữ liệu blockchain”, một công nghệ mới mà có người tiên đoán sẽ thay đổi nền tài chính. Đến cuối ngày, họ chứng kiến được một việc lạ thường: tiền USD biến thành tài sản hoàn toàn được số hoá, có thể được hoán chuyển trong giao dịch thương mại ngay lập tức. Đó chính là tương lai do blockchain hứa hẹn: một hệ thống không còn rườm rà và không còn sai sót. Các khoản tiền được chuyển giao qua lại trong thành phố hay trên toàn thế giới một cách tức thời và chắc chắn. 
 
Bloomberg nói tiếp về hệ thống tiền tệ này: mặc dù hiện nay tiền mặt lưu chuyển suốt ngày qua giao dịch bằng phương tiện điện tử, nhưng vẫn có khác biệt giữa hệ thống này và hệ thống trong đó tiền chỉ mang dạng kỹ thuật số. Trả tiền bằng phương tiện điện tử thật sự có nghĩa là các tin báo cho biết tiền mặt cần di chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, và các thoả thuận như thế này gia tăng thêm thời gian vào tiến trình trả tiền. Đối với các khách hàng, chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác cần đến cả ngày, vì phải chờ các nhà băng trong cuộc chuẩn nhận. Còn đối với tiền đôla dạng số, tiền đã được nạp vào hệ thống như các “block” được “xích” với nhau (blockchain). Từ đó chúng được hoán đổi lập tức thành tài sản.
 
“Thay vì một ‘dữ liệu’ hay một ‘tin báo’ được chuyển qua chuyển lại, chính tài sản dạng số này thực sự được chuyển qua chuyển lại”, Adam Ludwin, giám đốc Chain, cho biết. “Việc trả tiền hay việc ‘thuận mua vừa bán’ trở thành như nhau”. Thế thì tại sao chuyện này lại đáng ngại? Vì trên khắp thế giới, chúng ta đã chứng kiến có những bước quan trọng tiến đến một hệ thống không còn sử dụng tiền mặt. Tại Thuỵ Điển, 95% các giao dịch tài chính lẻ đều không dùng đến tiền mặt. Các máy ATM (rút tiền mặt) đã biến mất hàng loạt. Tại Đan Mạch, chính phủ đã chính thức ra thông báo mục tiêu của quốc gia này là huỷ bỏ tiền mặt vào năm 2030. Tại Na Uy, nhà băng lớn nhất nước đã kêu gọi cả nước ngưng dùng tiền mặt. Các nước khác tại Âu châu cũng đã cấm giao dịch bằng tiền mặt nếu giao dịch này lớn đến một mức nào đó. Tại Tây Ban Nha, các giao dịch bằng tiền mặt trên 2.500 euro bị cấm. Pháp và Ý cấm các giao dịch bằng tiền mặt trên 1.000 euro.
 
Như thế dần dần, tiền mặt bị loại bỏ.
 
Những gì chúng ta đang thấy chỉ mới là những bước khởi đầu. Vào năm 2014, số lượng tiền giao dịch không dùng tiền mặt đã lên tới 417 tỉ USD. Vào năm 2015 con số này dự đoán sẽ cao hơn nhiều. Áp lực tiến đến một xã hội không dùng tiền mặt càng ngày càng cao, bởi vì các nhà băng và chính phủ đều thích thú với sáng kiến về một hệ thống tài chính không dùng tiền mặt. Các nhà băng ưa thích, vì việc này ép buộc mọi người phải trở thành khách hàng của mình. Mọi người không còn có thể dấm dúi giấu tiền trong nệm giường, hay đâu đó trong nhà, hoặc trả bill bằng tiền mặt. Lúc đó chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào nhà băng. Và họ kiếm được bộn tiền mỗi khi chúng ta “cà” thẻ.
 
Chính phủ cũng được lợi rất nhiều trong một xã hội không sử dụng tiền mặt. Chính phủ lấy cớ truy lùng các băng đảng ma tuý, bọn tránh thuế, bọn kinh tài cho khủng bố, bọn rửa tiền. Nhưng mục tiêu chính là để theo dõi, truy lùng, và kiểm soát mọi giao dịch tài chính. Cuộc sống chúng ta bấy giờ trong như một cuốn sách mở toang, chính phủ đọc rõ mồn một từng ngày từng giờ chúng ta làm gì. 
 
Rồi hãy thử nghĩ đến kịch bản tiếp theo: Chính phủ sẽ dùng cách này để như là người canh cửa. Chính phủ cho phép ai được mua bán bằng tiền mặt, và ai không. Và lúc đó chính phủ buộc mọi người, sau khi thề trung thành với chính phủ, mới được cấy một con chip, nhỏ bằng hạt gạo, vào người, trên cánh tay, hay trên trán. Có con chip đó mới vào mọi siêu thị mua đồ và trả tiền được. Nếu ai không thề trung thành, hay không cấy con chip, sẽ không thể mua hay bán bất cứ thứ gì.
 
Kịch bản một chính phủ cho toàn thế giới, và con chip có mang số 666, một dấu ấn trong Sách Khải Huyền, không còn là điều giả tưởng. Về ảnh hưởng của các con chip RFID (Radio Frequency IDentification) có khả năng ảnh hưởng trực tiếp lên óc của ai mang nó trong người, không còn nằm trong vùng khoa học viễn tưởng, mà đã là hiện thực.    
 
Nguyễn Đức Khang
theo tiepthithegioi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 45

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 54021

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 886478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44254163



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach