18:18 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Chia sẻ

Tương lai của chủ nghĩa tư bản

Thứ sáu - 21/06/2013 07:22

LTS: Sự sụp đổ của “tổng công ty America” khiến nhà nước Mỹ dù đã bỏ ra một gói trợ giúp 700 tỉ USD, vẫn chưa khôi phục được niềm tin. Qua đó, nhiều người cho rằng chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ cần phải được thay thế bằng một phiên bản khác. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu góc nhìn của Rana Foroohar của tờ Newsweek

Chúng ta đang rời khỏi thời đại vàng của thị trường tự do, tín dụng dễ dàng, giao dịch liều lĩnh, và những ngày lãnh lương trọng đại, để bước vào một mô hình mới với túi tiền thắt chặt, quy chế ngặt nghèo, đầu cơ giảm bớt và chính phủ can thiệp vào thị trường nhiều hơn

 

Hăm hở muốn tái khẳng định chính mình, chính khách khắp nơi đang kêu gọi những quy định mới và đòi “cải tổ” hệ thống tài chính. Trong khi đó, các quốc gia như Trung Quốc, cùng với các nước như Đức và Pháp, lại chào đón cuộc khủng hoảng tài chính này với thái độ nửa an lòng, nửa kẻ cả. Cả hai đều e sợ mô hình chủ nghĩa tư bản Anh – Mỹ, mặc dù với những lý do khác nhau. Cái chết của phố Wall bây giờ lại có nghĩa là các mô hình của họ không những là có thể sống sót mà còn hưng thịnh.

Ở Pháp, Tổng thống Sarkozy dự định tổ chức một diễn đàn thế giới để “tư duy lại chủ nghĩa tư bản”. Ông tuyên bố rằng “không còn gì để hoài nghi nữa về tính hợp pháp của việc sử dụng công quyền can thiệp vào hệ thống tài chính”. Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tuần qua đã nhận định: “Quan điểm thời thượng của mấy năm trước đây luôn cho rằng vai trò của chính quyền sẽ ngày càng yếu hơn trong thế giới toàn cầu hoá. Tôi chưa bao giờ chia sẻ quan điểm đó”. Bà cho biết thêm: chính Mỹ và Anh trong hội nghị G8 đã bác bỏ những kêu gọi của bà đòi giám sát tài chính nhiều hơn. Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Steinbruck còn đi xa hơn khi nói rằng cuộc khủng hoảng này sẽ dẫn tới việc “kết liễu vai trò siêu cường tài chính của Mỹ”.

Đó là một cảm xúc hiển nhiên thu hút sự cổ vũ từ Nga, nơi Putin đang bận rộn đổ lỗi “bệnh truyền nhiễm Mỹ” đã gây ra những bất ổn thị trường ở nước ông; và từ châu Mỹ Latinh, nơi các nhà lãnh đạo từ Hugo Chavez (Venezuela) cho tới Evo Morales (Bolivia) đều đang tuyên bố chủ nghĩa tự do mới (neoliberalism) đã… chết trên đường cấp cứu! Tổng thống Rafael Correa (Ecuador) tuần qua đã đắc thắng: “Mô hình kinh tế Mỹ đã suy yếu giai đoạn cuối”.

 

Chắc chắn có lắm kẻ hớn hở vì sự sụp đổ của phố Wall. Nhưng xa hơn thế là một cảm giác rằng tình hình thực tế đã đi quá xa. Là một trong những người đầu tiên cảnh báo nguy cơ của việc biến mọi thứ tài sản nợ thành vốn đầu tư, nhà tư bản George Soros nói: “Mô hình toàn cầu hoá và bãi bỏ mọi quy định đã được bơm phồng từ ngay nền tảng, và đó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện thời. Chúng ta bây giờ đã đến tận cùng của ý thức hệ ấy”. Theo Soros, tương lai sẽ “ít tự tung tự tác, ít đầu cơ tấn công, ít đầu tư bằng nguồn vốn vay nợ, và sẽ thắt chặt tín dụng hơn. Chúng ta đang ở ngay giữa giai đoạn triệt tiêu ào ạt mọi khoản đầu tư bằng vay nợ”.

Đúng thế, hai mươi năm mở rộng tự do tài chính và xoá bỏ quy định vừa qua đã dọn đường cho một thời đại mà tỷ lệ vay nợ trên vốn thực của ngân hàng đã lên tới độ cao choáng váng – 33/1 đối với Morgan và 28/1 đối với Goldman Sachs và Merrill Lynch khi các ngân hàng này cùng với các ông khổng lồ tài chính toàn cầu đã sử dụng đủ loại nguồn tài sản thế chấp để đẩy lợi nhuận của mình lên những mức cao kỷ lục. Thời đại đó đã chấm dứt.

Thế nhưng của cải lại được sinh ra từ một hệ thống đã trở thành phức tạp và tăm tối đến mức nhiều người đang giao dịch rốt cuộc lại không hề biết gì về giá trị của những tài sản họ đang nắm giữ. Stephen Roach, chủ tịch ngân hàng Morgan Stanley Asia, nói: “Rốt cuộc, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này thì cần phải có cách quản lý nguồn vốn sáng suốt hơn, những định chế và công cụ tài chính minh bạch hơn, và kết quả là một hệ thống mới không tách lìa với nền kinh tế thực tế mà ngay từ đầu hệ thống này đã được thiết kế ra để phục vụ”.

Điều rõ ràng là chủ nghĩa tư bản cực kỳ tự do của hai thập niên qua đang thay đổi – nếu không chuyển sang một ý thức hệ hoàn toàn mới thì cũng biến thành một phiên bản ôn hoà hơn. Trong một bài trả lời phỏng vấn tuần báo Đức Bundestag tuần qua, bộ trưởng Tài chính Đức đã mượn ý Karl Marx mà tuyên bố: “Chủ nghĩa tư bản không kiềm toả, với mọi lòng tham, như kiểu mà chúng ta đang kinh qua, rốt cuộc sẽ nhai nuốt chính nó”. Nhưng bản thân việc chính phủ giám sát nhiều hơn không hề bảo đảm là mọi chuyện sẽ tốt đẹp – các quy định phải được soạn thảo khéo, thực thi tốt, và ở mức độ nhất định phải linh hoạt. Sự can thiệp của chính quyền không hề có nghĩa là xoá sổ hoàn toàn hệ thống thị trường tự do.

Trong lúc Trung Quốc sử dụng cuộc khủng hoảng phố Wall làm cơ hội chào hàng cho “chủ nghĩa tư bản toàn trị” của mình, chính “mô hình Trung Quốc” lại khiến thị trường nước này thiệt hại 66% trong năm nay – hoàn toàn không phải là một thành công có tính đối chiếu. Còn châu Âu, bất kể niềm hớn hở trên đau khổ của kẻ khác, thực tế cũng có gì hay ho hơn chủ nghĩa tư bản kiểu Anh – Mỹ để chào hàng. Dù có uất ức, các chính thể châu Âu cũng chỉ toàn đi theo sự dẫn dắt của Anh – Mỹ, chậm hơn vài năm, và với nhiều kìm hãm do nhà nước áp đặt.

Như vậy, thế giới khi bước sang thời đại kinh tế mới này có thể rồi cũng giống như châu Âu – “lúng túng và ta thán, không hề có những đợt tăng trưởng lớn, nhưng cũng chẳng có tai hoạ gì” như lời của Bob McKee, nhà kinh tế học của Independent Strategy ở London. Chúng ta một lần nữa sẽ lại là những người dành dụm chứ không phải nhà đầu tư. Một nền văn hoá cần kiệm sẽ ngự trị khi nguồn tín dụng tiếp tục bị thắt chặt trong giai đoạn ngắn. Rồi sau đó, đến lúc nào đó, tiền lại lưu thông. Những bong bóng mới sẽ hình thành. Chẳng ai biết chúng sẽ xuất hiện ở đâu – trong ngành năng lượng, hay công nghệ xanh, hay không gian. Nhưng bất kể các cuộc giải cứu và những luật định mới, chúng sẽ lại nảy sinh. Và khi đó, mọi người lại sẽ quên rằng đã suýt tận thế vào năm 2008.

 

Trần Ngọc Đăng lược dịch – Rana Foroohar (Newsweek)

 

Nguồn tin: SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 65

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 909185

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44276870



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach