12:12 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Các đại lý ‘xử’ gạo mốc, mọt như thế nào?

Thứ hai - 11/01/2016 06:56
Ở kênh đại lý và cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khó khăn như chiết khấu quá cao, và đặc biệt là các chiêu xử lý gạo mốc, gạo mọt gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ là nơi có thể giới thiệu sản phẩm gạo hiệu quả và nhanh chóng đến người tiêu dùng. Nhưng, ở kênh này, doanh nghiệp lại gặp các vấn đề khó khăn như chiết khấu quá cao, chất lượng gạo và đặc biệt là các chiêu xử lý gạo mốc, gạo mọt có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Dưới đây là trải nghiệm thực tế của một doanh nghiệp sau thời gian bỏ gạo vào đại lý và cửa hàng tạp hóa:

Hiện nay trên địa bàn TPHCM có hàng ngàn đại lý kinh doanh gạo, nhưng chỉ các đại lý lớn, có kho chứa mới mua gạo lẻ trực tiếp từ các nhà máy chế biến vì mỗi đơn hàng phải ít nhất 10 tấn. Như vậy các đại lý nhỏ và các cửa hàng gạo nhỏ trong chợ phải lấy qua đại lý lớn, do đó lợi nhuận không cao.

Một đại lý lớn kinh doanh trên 20 năm ở Quận 1 chia sẻ, ngay từ khi lấy gạo từ nhà máy ở Long An đã có mọt và các côn trùng khác. Chỉ trong 3 ngày lượng mọt tăng lên nhiều.

Và có 2 câu hỏi đặt ra. Có mọt làm sao bán cho người tiêu dùng? Sau khi bán gạo lẻ, động tác xới gạo sẽ làm mọt sợ chạy xuống dưới, bán phần trên cho khách sẽ ít mọt. Nếu mọt nhiều quá đại lý sẽ xử lý bằng cách nào và có chịu lỗ từ hàng cũ đó không?

Các câu hỏi này đại lý không trả lời rõ, chỉ mập mờ: “Nếu gạo có mọt nhiều quá thì kêu nhân viên “xử lý” lại và lấy gạo cũ trộn gạo mới sẽ không lỗ”.

Khi gạo ở đại lý, cửa hàng tạp hóa bị mốc thì phải làm sao?

Đa số đại, cửa hàng đều khẳng định họ trộn gạo mới vào gạo cũ. Có nơi còn sử dụng thuốc chống ẩm mốc.

Cũng doanh nghiệp này cho biết, họ không hiểu tại sao đại lý vẫn thích bán hàng lẻ hơn là hợp tác với các công ty có nhãn hiệu.

Mặc dù bán gạo không thương hiệu, dùng chiêu trò xử lý gạo cũ, gạo mốc, gạo mọt nhưng đa số đại lý, cửa hàng đều trả lời lợi nhuận bán lẻ 1kg gạo là trên 7.000 đồng.

Bên cạnh đó, câu hỏi lớn nhất là cách “ xử lý “ gạo bị mọt như thế nào để không bị lỗ. Vì đại lý không thể trả về nhà máy cũng không thể bán cho người tiêu dùng nếu mọt quá nhiều, chưa kể gạo lúc này chẳng những không còn mùi thơm mà có mùi mốc.

Việc xử lý loại gạo này chỉ có thể phải dùng hóa chất?

Minh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 63039

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 895496

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44263181



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach