07:38 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Đầu tư Nhật Bản rời Trung Quốc đến Việt Nam

Thứ năm - 26/11/2015 03:19
Theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản, dòng vốn Nhật Bản hiện nay lớn nhất vẫn là vào thị trường Trung Quốc, nhưng dòng vốn ấy đang chảy về Việt Nam. Có 25% nhà đầu tư Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc là đến Việt Nam.
 
“Trong mặt bằng chung của Đông Nam Á, địa lý Việt Nam rất tốt cho việc trung chuyển sang các nước lân cận. Tôi tin Việt Nam và Myanmar sẽ là hai nước trọng tâm của Đông Nam Á. Đương nhiên châu thổ Mekong sẽ nằm trong mạng lưới này. Đã có những con đường mở liên thông giữa các vùng này với nhau. Mạng lưới thông tin cũng được cải thiện rất nhiều. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm kinh tế của Đông Nam Á, trong đó châu thổ Mekong trở thành trung tâm của Việt Nam và Đông Nam Á. Người Nhật Bản rất quan tâm đến nơi nào có sân bay quốc tế. Cần Thơ chính là thành phố quốc tế rồi. Đó là những nhận định của ông Hirotaka Yasuzumi, giám đốc điều hành tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (JETRO) trong hội nghị đầu tư vào đồng bằng sông
 Cửu Long cuối tuần trước.



Hạ tầng (sân bay, cảng...) được cải thiện là điều cần trong thu hút đầu tư.
Ảnh: TL


Ông Hirotaka Yasuzumi chia sẻ: “Xu hướng đầu tư hiện nay của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam thiên về các dự án nhỏ, các dự án dưới 1 triệu USD chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Khi nguồn nhân công ở Trung Quốc, Thái Lan cao lên, các công ty Nhật Bản đang chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo. Có 25% các công ty Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc là đến Việt Nam”.
 
Chất lượng lao động cao hơn Lào, Campuchia, Myanmar
 
Cũng theo ông Hirotaka Yasuzumi, Việt Nam đang hứng thú với TPP, bên ngoài Việt Nam còn hứng thú nhiều hơn nữa với TPP, nhưng các thông tin về TPP vẫn chưa rõ ràng và mạch lạc ở Việt Nam. Sự cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong điều hành kinh tế thời gian qua cũng được các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận. Vùng sông Hồng bị ảnh hưởng lớn bởi Trung Quốc, vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất Đông Nam Á hơn. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng làm cho thời gian đến các tỉnh, thành lân cận nhanh hơn gấp hai lần. Vùng Mekong ở Việt Nam xếp thứ tư về giá nhân công, rẻ hơn cả Lào, Campuchia và Myanmar. Mỗi năm người lao động Việt Nam chỉ có 10 ngày nghỉ, Campuchia có 18 ngày, Myanmar có 20 ngày nghỉ. Điều đó có thể thấy chất lượng lao động Việt Nam cao hơn các nước lân cận.
 
Ông Christoph Lam, Project Manager BDG, công ty tư vấn hàng đầu của Đức, cho biết: “Thách thức với các nhà đầu tư ở đây là tính chất đất phù sa, không thể phát triển công nghiệp nặng, nhưng có thể phát triển công nghiệp nhẹ. Thứ hai là thách thức về trình độ nhân công, các dịch vụ hỗ trợ cung ứng còn yếu, cần cập nhật và thay đổi. Đề nghị của nhà đầu tư với chính quyền địa phương là tổ chức những cuộc lắng nghe nhà đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng, có con người chuyên trách các lĩnh vực đầu tư để giúp nhà đầu tư liên lạc kịp thời”.
 
Đầu tư nước ngoài vào đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ chiếm 4,8% vốn FDI vào Việt Nam, còn khá thấp so với cả nước. Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ đầu tư để thu hút vốn FDI là điều mà chính quyền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải nỗ lực đầu tiên, nhất là hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ trong năm năm tới, để có sự thay đổi mạnh mẽ.
 
Cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
 
Kiến nghị với Nhà nước về các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Hirotaka Yasuzumi nhấn mạnh: “Công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn yếu. Nhưng nếu với đà tăng hiện nay có thể hy vọng tương lai sẽ tốt lên. Nếu so sánh miền Bắc với miền Nam, trong 100% nguyên liệu phụ trợ, có thể mua được 19% ở miền Nam, ở miền Bắc chỉ 10%. Chúng tôi đã tạo ra một danh sách các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam để giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản kết nối với doanh nghiệp Việt Nam”.
 
Tuy nhiên, các công ty Việt Nam có cố gắng thế nào cũng chỉ giới hạn thôi, cần có chính sách nhà nước để công nhiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cùng với đó là cải thiện các chính sách về thuế. Ở Việt Nam, hiện chỉ 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay được vốn ngân hàng, thủ tục giấy tờ còn nhiều khó khăn. Nhà nước phải hỗ trợ để họ có thể cạnh tranh được.
 
So sánh với cách làm của Nhật Bản, Việt Nam còn phải làm rất nhiều để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.          


Theo Kim Yến (báo Thế giới tiếp thị)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 110


Hôm nayHôm nay : 33418

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 930758

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44298443



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach