09:30 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Lũ tăng áp lực ở miền Tây và những bài học

Thứ hai - 03/10/2011 06:28
Chưa chắc mực nước lũ năm nay cao hơn năm 2000, nhưng do diện tích tràn tự nhiên bị thu hẹp, nước dâng cao theo kênh rạch, sông ngòi, chảy xiết khi tìm đường thoát đã tạo ra những bất cập mặt trái của mùa lũ đẹp ở ĐBSCL?

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát lũ do tổ chức Sông ngòi Việt Nam tổ chức, các chuyên gia nhận xét: "Lợi ích và thực trạng những đê bao đang chia rẽ nhận thức trong cộng đồng. Nhiều nơi ở đồng bằng là hình ảnh tương phản, một bên là những khu đê bao lúa lên xanh và sự lo lắng bị nhấn chìm; còn một bên là nước chảy tràn và người dân có thêm thu nhập nhờ khai thác thủy sản, ruộng được bù đắp phù sa…"

Lời nhắc nhở từ lũ
 
Description: http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156213
Nước lũ xói mòn tỉnh lộ 842, đoạn Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
TS Lê Anh Tuấn, chánh văn phòng viện Biến đổi khí hậu (DRAGON) trong chuyến khảo sát tình hình lũ do tổ chức Mạng lưới sông ngòi tổ chức từ ngày 30.9 đến 2.10.2011 cho rằng tổng lượng nước sông Mekong hàng năm đổ về hạ lưu khoảng 490 tỉ m3, khi lũ về vùng này nhận 70-80% tổng lượng nước cả năm. Mùa khô lượng nước chảy về hạ lưu từ 1.700- 2.500m3/ giây, mùa lũ 39.000-40.000 m3/ giây. Thay vì nước chảy tràn trên bề mặt 150 cây số, hiện nay hệ thống đê bao khiến diện tích chảy tràn bị thu hẹp, nước chảy xiết theo sông rạch trong khi ta dùng biện pháp chống đỡ thủ công, được chỗ này lại mất chỗ khác.

Điều lo sự lớn nhất là vỡ đê nhấn chìm vùng trồng lúa vụ ba (thu - đông). Vụ lúa trước đây từng bị xem là “ không khuyến khích” , nhưng từ vụ hè thu 2011, bộ NN-PTNT phát động phong trào mở rộng 100.000 ha sau khi thu hẹp diện tích hè thu.
 
Description: http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156214
Nhiều người nghèo có cơ hội tăng thu nhập.
So với lũ lớn năm 2000, năm nay cư dân vùng lũ không có vẻ thất thần khi lũ về, trừ những vùng chọn lựa cách trồng lúa vụ 3.

Anh Dương Văn Thiên, ở ấp An Tài, xã An Phước có 30 công đất làm 2 vụ lúa ở ấp Rạch Muốn, xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) nói tuy cánh đồng 800 ha bên xã An Phước chưa bị sứt mẻ khi lũ lớn, nhưng anh cảm thấy may mắn khi quyết định không thuê đất làm lúa vụ 3 ở cánh đồng này.

Đó là một cách tính của người sản xuất lúa hàng hóa. Làm lúa vụ 3, thường lời giỏi lắm 2 triệu đồng/công, nhưng trong đê bao năng suất đã tới ngưỡng, mỗi năm phải tăng lượng phân hóa học, tăng chi phí do đất nghèo dinh dưỡng do không được bù đắp phù sa; lỡ vỡ đê thì mất trắng. Nhưng không làm lúa thì làm gì? Cách suy nghĩ này khiến cho kế hoạch mở rộng thêm 100.000 ha lúa thu đông do bộ NN-PTNT để xuất ở ĐBSCL được triển khai nhanh chóng.

Còn ông Lâm Văn Hùng ở xã An Phú, Tân Hồng nói cả chục năm nay mới đáo lũ, ai dè mọi thứ rối như tơ vò.
 
Description: http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156215
Trẻ nhỏ ở vùng lũ tiếp giúp cha mẹ.
Dọc tỉnh lộ 842, nước đã xói mòn tạo hàm ếch, lớp nhựa đường sụp từng mảng. Ở Đồng Tháp, An Giang - hai tỉnh vùng đầu nguồn - cả ngàn con người đang cật lực gia cố đê để chống đỡ áp lực nước lũ. Nhưng theo các công nhân Trung tâm kiểm định chất lượng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp, nhiều tỉnh lộ tiếp tục bị nước xói mòn.

Đê bao, một thời được xem là cứu cánh tăng vụ , tạo công ăn việc làm ổn định trong mùa lũ, nhưng cũng là nơi thể hiện mặt trái của việc từ chối những nguồn lợi từ mùa nước nổi như cung cấp phù sa, nguồn thủy sản tự nhiên, sự chan hòa nguồn lợi trong cộng đồng khi nước lũ xóa những ranh giới bờ vùng bờ thửa, cơ hội vệ sinh đồng ruộng. Hiện tại, theo UBND tỉnh An Giang, phải chấp nhận “ hi sinh” 3.000ha/ 131.000 ha lúa vụ 3.

Chủ tịch UBMTTQ huyện Hồng Ngự cho biết hiện nay huyện đã chi trên 2 tỷ đồng để huy động phương tiện và nhân lực bảo vệ đê bao. Mỗi ngày, dân chúng góp thêm khoảng 30 triệu đồng lo duy trì lực lượng canh phòng, hộ đê.

TS Dương Văn Ni, chuyên gia Đa dạng sinh học thuộc trường đại học Cần Thơ cho rằng có 3 bất cập về nguồn nước: Số lượng nước, chất lượng nguồn nước (có nước nhưng không xài được), thời gian (lúc có nước lại không phải lúc cần). Lâu nay, người ta chỉ nói số lượng chứ không nói chế độ quản lý nguồn nước.

“Ngập nước ở hạ lưu sông Mekong là yếu tố của sinh thái, Đồng Tháp Mười có túi chứa 800.000 ha, tính cả vùng tứ giác Long Xuyên có sức chứa chứa trên 1,5 triệu ha. Nếu diện đê bao diện tích chảy tràn không bị giới hạn, nước không dâng cao, chảy xiết thì sức công phá không dữ dội như gần 10 ngày nay”, TS Ni nói.

Học phí từ bài học rủi ro
 
Description: http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156216
Cánh đồng 1500 ha ở Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã bị nhấn chìm.
Một số cánh đồng bị nước lũ nhấn chìm cho thấy chưa có sự phối hợp, kiểm soát nguồn nước và rủi ro khi nước về hạ lưu; đến khi 11 con đập tiếp tục được xây dựng ở thượng nguồn Mekong thì thật khó biết chúng ta sẽ sống như thế nào, TS Ni lo lắng nói.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, trên đường đi của nước lũ , nhiều công trình bị hư hại. Cái chính là làm sao khi làm đê bao, trồng lúa vụ ba ở vùng này không ảnh hưởng dòng chảy, xói mòn… cho vùng khác. Chúng ta còn làm nhiều công trình gây hại cho nhau thì làm sao nói những công trình ở thượng nguồn gây họa cho hạ lưu?

Các nhà khoa học cho rằng tổn thất vừa qua là lời cảnh báo kịp thời nhắc nhở chúng ta về sự phối hợp và cũng cảnh báo vùng thượng nguồn làm đập là để bán điện chứ không phải để phòng lũ, chống hạn. Chắc chắn khi thượng nguồn có thêm 11 đập thủy điện và họ bất chấp sự an toàn của vùng hạ nguồn thì nước không chỉ dâng 10 cm/ngày như mùa lũ này.

Hiện nay nhiều địa phương dùng bao cát chất thành đê bao dã chiến, biến kênh rạch thành những tuyến kênh nổi. UBND tỉnh An Giang cho biết hệ thống đê bao và kiểm soát lũ 601 tiểu vùng có chiều dài 3.778 km, bảo vệ 242.264 ha rất cần nâng cấp, nhưng chi phí gia cố kênh cấp 3 quá lớn nên đã kiến nghị bộ NN-PTNT hỗ trợ thông qua chương trình nâng cấp hệ thống đê sông. Trên thực tế nguồn tài chính của dân đóng góp làm đê bao rất lớn. Ông Năm Lửa ở xã Mỹ Quý, huyện Châu Phú cho biết tiền đóng góp đê bao, tính mỗi công đất là 550.000 đồng, đóng góp trong 3 năm.

Người dân Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) nói, cả cánh đồng bị nhấn chìm, xót của, tiếc công nhưng cũng là chuyện đã rồi. Theo tính toán của các nông dân xã Ô Long Vĩ, đê làm từ số tiền đóng góp của dân đã vỡ, chấp nhận “hi sinh” 1.500 ha lúa, mất 12.000 tấn lúa. “Nhà nước phải tính giúp tụi tui khi lũ rút làm lúa đông xuân thế nào, chứ chưa gì mà giá lúa giống đã tăng từ 13.000 đồng lên 20.000 đồng/kg rồi”, những người hộ đê bất thành nói.

BÀI, ẢNH: HOÀNG LAN

Nguồn tin: Báo Sài Gòn Tiếp Thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 38056

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977508

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44345193



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach