15:08 EDT Chủ nhật, 12/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Nhận diện thách thức của vùng ĐBSCL

Thứ sáu - 15/07/2016 04:08
Cấu trúc và cơ cấu kinh tế của vùng đang có nhiều khiếm khuyết (tỷ trọng nông nghiệp chiếm 30,1%, công nghiệp và xây dựng 25,25%, thương mại và dịch vụ chiếm 41,65%). Nông nghiệp hiện nay chưa có địa phương nào ứng dụng công nghệ sản xuất thông minh để tăng giá trị và năng suất cao. Ngành công nghiệp vẫn dựa trên chế biến nông thủy sản, với sản phẩm sơ chế. Thương mại dịch vụ gia tăng do sức mua nhưng chưa thu hút và là đầu mối trong các giao dịch thị trường cũng như dịch vụ hỗ trợ tốt cho các lĩnh vực kinh doanh khác. Mặc dù có sự dịch chuyển đúng hướng nhưng diễn ra rất chậm.


Vấn đề này được nêu lên tại Diễn đàn hợp tác kinh tế (MDEC Hậu Giang 2016), ngày 12.07.2016 khi Bộ Công thương, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị “ĐBSCL - Chủ động hội nhập và phát triển”.


Hội nghị thu hút nhiều lãnh đạo địa phương và các nhà khoa học tham dự (ảnh: Hoàng Lan)


5 thách thức cho vùng ĐBSCL 



Là vùng đất chiếm ½ sản lượng nông nghiệp cả nước, có vai trò then chốt trong an ninh lương thực thực phẩm. Với dân số gần 18 triệu dân, chiếm 20% tổng mức bán lẻ với trị gí hơn 636.000 tỷ đồng. Đóng góp 15% GDP cả nước. Sản xuất công nghiệp chiếm 10% sản lượng công nghiệp chế tạo, chế biến của cả nước. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ: Vùng kinh tế còn khó khăn, nhiều địa phương còn nghèo nhưng đầu tư trở lại vùng ĐBSCL chưa tương xứng với sự đóng góp và nhu cầu phát triển (đóng góp 18% GDP nhưng được đầu tư trở lại chưa tới 16%). 



Một số hạng mục kỹ thuật hạ tầng, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, giúp lưu thông vận chuyển hàng hóa nhanh hơn giữa các tỉnh ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh, cảng biển chờ kênh Quan Chánh Bố cũng đã đình trệ trong thời gian dài, trong khi nhu cầu vận tải, cải thiện hệ thống logistic cho vùng là rất lớn, ông Lam dẫn chứng.


Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, ràng buộc bởi những định chế hết sức chặt chẽ với thế giới, ĐBSCL đang có cơ hội lớn để phát triển, nhưng kèm theo đó là nhiều vấn đề đặt ra cho việc chuyển đổi kinh tế vùng. Ông Nguyễn Phương Lam nêu lên 5 vấn đề tồn tại: 1/ Cấu trúc ngành trong nền kinh tế của vùng chậm chuyển đổi, không nằm ở tỷ trọng mà ở giá trị gia tăng thu được; 2/ Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển mới (quan tâm đào tạo nguồn lao động có tay nghề (hiện nay chỉ có 2,64% được qua đào tạo); 3/ Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư tương xứng để đáp ứng nhu cầu hội nhập mới (sớm quy hoạch và đầu tư nhanh hơn các trục nối kết vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh, các trục ven biển, đẩy nhanh xây dựng hệ thống luồng thủy để cảng biển sớm hoạt động, thúc đẩy giao thương hàng hóa; 4/Chính sách đặc thù riêng cho vùng ĐBSCL, vấn đề liên kết vùng, Biến đổi khí hậu; 5/ Chính sách đầu tư khời nghiệp trên quy mô toàn vùng.


Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nông dân – doanh nghiệp


GSTS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng Khi hội nhập, hàng hóa nông sản của Việt Nam bị cạnh tranh lớn, phải cải thiện chất lượng, mẫu mã. “Người tiêu dùng sẽ chọn hàng tốt nhất với giá rẻ nhất", GSTS Võ Tòng Xuân nói. Trong Metro C&C và Big C, hàng Việt đang bị hàng Thái lấn át. Do đó, với thực tế sản xuất hàng hóa chất lượng không đồng đều, gia thành cao, yếu ngoại ngữ…thì chắc chắn sẽ thua trên sân nhà. GS Xuân nhấn mạnh: “Người nông dân cá thể khó tồn tại trong môi trường thương mại tự do nếu không có những chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh cho họ bằng cách làm cho mọi người có kỹ thuật, tay nghề thành thạo.  Theo ông, cần tạo điều kiên thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt, gắn kết được doanh nghiệp – HTX nông nghiệp hoặc cánh đồng lớn trong đó nhà nông gắn kết nhà nông”. 



“Từ sức ép về thị trường, Đồng Tháp đã chuyển đổi và thực hiện thành công mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng. Cụ thể, đã có 10 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và có mặt trên thị trường quốc tế như xoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand), nhãn (Mỹ), chanh (Nhật Bản, Hàn Quốc), ớt (Thái Lan, Hàn Quốc Malaysia), cá tra (Mỹ, EU)”, ông Châu Hồng Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương. 



Thay đổi nhận thức; Chủ động tìm tới doanh nghiệp, không chờ doanh nghiệp tìm tới mình (gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thông qua các buổi cà phê doanh nghiệp hàng ngày hay điểm hẹn doanh nhân hàng tháng, mạng xã hội); Nhà nước làm vai trò cầu nối, lấy doanh nghiệp làm nồng cốt, liên kết nông dân- Biến thách thức thành cơ hội - là cách làm thiết thực với doanh nghiệp và gần dân hơn của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.


Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đặt vấn đề liệu có thể “sống chung với xâm ngập mặn” như “sống chung với lũ” không? Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng với chuyên gia Hà Lan nghiên cứu về quy hoạch tổng thể cho vùng ĐBSCL về các vấn đề này. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Phải có chính sách đưa doanh nghiệp về ĐBSCL, gia tăng đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp, đồng thời coi việc giải quyết bài toán thị trường là giải quyết bài toán liên kết nông dân – doanh nghiệp. Chính phủ đã giao cho Ban kinh tế Trung ương đánh giá lại hiệu quả đối với đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vườn ươm tại các tỉnh/thành.


MDEC Hậu Giang 2016 diễn ra từ ngày 11- 17.07.2016, hội nghị đầu tiên với chủ đề “ ĐBSCL- Chủ động hội nhập và phát triển”, nhiều cách đặt vấn đề được xem là sát thực tế và tô đậm vai trò doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.


Ngọc Bích

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 62431

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 791456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44159141



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach