20:17 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Tây Ninh: Hàng trăm hecta đất có 2 sổ đỏ

Chủ nhật - 17/06/2012 20:48
Câu chuyện nghe có vẻ vô lý này đang diễn ra ở Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh…

 

Tây Ninh: Hàng trăm hecta đất có 2 sổ đỏ
Ảnh: Báo Tây Ninh

 

 

 

Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân và Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát ở huyện Tân Biên (Tây Ninh) xung đột quyền lợi với nhau, do hàng trăm hec-ta đất đã được huyện cấp sổ đỏ cho người dân, nhưng sau đó tỉnh Tây Ninh lại cấp sổ đỏ cho Vườn quốc gia này trùng lên sổ đỏ cũ. Cuộc sống người dân bị đảo lộn vì đã đầu tư vào trồng cao-su, trồng điều.
 
Năm 1990, anh Nguyễn Văn Tuấn đến ấp Tân Tiến, xã Tân Lập để khai hoang hơn 1 ha trồng điều. Năm 1998, huyện Tân Biên cấp sổ đỏ công nhận là đất ruộng màu cho anh Tuấn và nhiều người khác. Có sổ đỏ, mọi người mới yên tâm đầu tư vào những vườn điều, vườn cao su. Nhưng từ năm 2006, người dân lại nhận quyết định của huyện Tân Biên thu hồi những sổ đỏ đã cấp, với lý do Vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát được tỉnh Tây Ninh giao đất, trùm lên những sổ đỏ của người dân.
 
“Năm 1998 vợ chồng tôi đi làm sổ đỏ. Cán bộ xã nói ai có đất thì đi làm sổ. Đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất lâm nghiệp. Sổ đỏ đàng hoàng chứ không phải là sổ xanh. Bây giờ giờ bên Vườn quốc gia Lò Gò cứ bảo là lấy đất. Vậy nếu là đất lâm nghiệp thì sao lại cấp sổ đỏ cho chúng tôi?”, anh Nguyễn Văn Tuấn, xã Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh cho biết.
 
Theo kết luận của Thanh tra huyện Tân Biên: Trong tổng diện tích 15.000 hecta tỉnh Tây Ninh cấp sổ đỏ năm 2007 cho Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát, có hơn 120 hec-ta của 45 hộ dân đã được huyện Tân Biên cấp sổ đỏ những năm 1996-2001-2002. Nguyên nhân sổ đỏ chồng lên sổ đỏ, là do Vườn quốc gia (trước đây chỉ là lâm trường) không xác định rõ đường ranh giới nông-lâm, cách thức quản lý chưa chặt chẽ, không quan tâm và tác động chính quyền giải quyết. Sau này, cột mốc dịch chuyển theo quy hoạch mới, đã biến đất ruộng màu của người dân thành đất lâm nghiệp, dẫn đến xung đột quyền lợi hai bên.
 
“Đất rừng thì thuộc lâm trường, còn đất trống, đất trảng tức là không  phải của lâm trường vì lâm trường chỉ quản rừng thôi. Xã Tân Lập nhầm lẫn chỗ này. Trong khi quy hoạch thì cả trảng, cả rừng đều thuộc vườn quốc gia hết. Chức năng của lâm trường chỉ quản rừng thôi, đất trảng không cần thiết, không quan tâm đến cho nên xã thấy đất trống như thế xã mới lập phương án để cấp đất”, ông Nguyễn Văn Thông, chủ tịch UBND huyện Tân Biên, Tây Ninh, giải thích. 
 
Về nguyên tắc, văn bản hành chính cấp trên cao hơn cấp dưới, văn bản sau có hiệu lực so với văn bản trước nên nghiễm nhiên, khi sổ đỏ mà tỉnh Tây Ninh đã cấp cho Vườn quốc gia thì sổ đỏ của huyện cấp trước đó cho người dân sẽ bị hủy.
 
Đảm bảo quy hoạch để giữ rừng cho Vườn quốc gia, nhưng cấp thiết lúc này là xử lý những sai sót, nhầm lẫn khi đo đạc thực địa, xác minh nguồn gốc đất… cấp sổ đỏ cho người dân và Vườn quốc gia. Từ đó, mới tìm ra hướng giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân.
 
Huyện Tân Biên đề xuất hướng giải quyết: những hộ dân bị thu hồi sổ đỏ do cấp trùng, sẽ được đưa lên khu dân cư Chàng Riệc với 1 hec-ta đất sản xuất và 1 căn nhà trị giá 70 triệu đồng. Kéo dài thời gian thu hoạch thêm 2 năm nữa với những hộ trồng cao-su để thu hồi vốn và Vườn quốc gia cần tiếp tục cho họ hợp đồng trồng rừng, đồng thời được trồng xen cây ngắn ngày. Nếu không sớm giải quyết thấu đáo, đời sống người dân bị xáo trộn, còn những vườn cây giá trị sẽ bị bỏ mặc lãng phí.

NGọc Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 104


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 913567

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44281252



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach