03:57 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Hạn, mặn là một ‘cú sốc’ và giờ là lúc chúng ta phải thay đổi

Thứ ba - 05/04/2016 05:34

Hạn, mặn là một ‘cú sốc’ và giờ là lúc chúng ta phải thay đổi


Thiên tai, hạn mặn khiến chúng ta phải xem lại chiến lược an ninh lương thực, phương thức sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Mưu sinh thích nghi hạn, mặn

Các chuyên gia nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL cho rằng, các tình huống thiên tai, hạn- mặn khi El Nino và mưa khi La Nina, vấn đề chia sẻ thông tin tới người dân là vấn đề cấp bách.

Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi tọa đàm “Hạn – mặn ở ĐBSCL: Hiện trạng – Tác động- Giải pháp” do Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (BĐKH), trường ĐH Cần Thơ phối hợp cùng tổ chức Oxfam tổ chức ngày 1/4 tại TP Cần Thơ.

Các chuyên gia cho rằng, thiên tai hạn mặn thời gian qua đã gây một cú sốc, đến lúc nghĩ tới có những thời điểm cần cho đất nghỉ ngơi, hiểu nước không còn là nguồn tài nguyên vô hạn, giữ phù sa cho đất, thay vì thâm canh tăng vụ.

PGS TS Lê Anh Tuấn, khẳng định hạn hán năm nay chủ yếu là do hiện tượng El Nino tác động cực đoan trên diện rộng, không chỉ ở ĐBSCL mà ở cả thượng nguồn sông Mekong.

Lượng nước thượng nguồn giảm cùng với tác động từ các đập thủy điện ở Trung Quốc làm giảm lượng nước chảy, dẫn đến mùa khô năm nay Biển Hồ không đủ nước để bổ sung cho dòng chính Mekong đẩy mặn.

ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập cho biết, ĐBSCL là một phần của lưu vực Mekong chịu ảnh hưởng của cả thủy văn từ phía thượng nguồn sông Mekong và từ phía biển.

Phần lớn ĐBSCL nhận được nguồn nước là từ phần lưu vực tính từ biên giới Lào – Trung Quốc trở xuống, cho nên tình trạng khô hạn, ít mưa đã tạo ra tình trạng thiếu nước, cộng với nước biển dâng đã gây xâm nhập mặn ĐBSCL năm nay.

TS Dương Văn Ni cho rằng, thiên tai, hạn mặn khiến chúng ta phải xem lại chiến lược an ninh lương thực, phương thức sản xuất nông nghiệp hiện nay.

PGS TS Lê Anh Tuấn báo tin mừng là Chính phủ đã đồng ý giảm 270.000 ha đất lúa và dành 400.000 ha để chuyển đổi cây trồng.

TS Ni gợi ý một số mô hình có thể giúp trang bị cho người dân phương án canh tác thích nghi với thiên tai hạn mặn: 1/ Vùng mặn: đối với những vùng không có khả năng phục hồi thì nuôi tôm, trồng rừng,…; 2/ Vùng lợ: Kết hợp nuôi tôm – lúa, chọn các giống cây thích nghi theo mùa, kết hợp phát triển một số ngành thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp; 3/ Vùng ngọt.

TS Ni cho rằng, yếu tố văn hóa, các giải pháp thích nghi của cha ông từ ngày xưa để lại cho dù khoa học có tiến bộ thì vẫn rất cần thiết như các lu chưa nước mưa, nhà sàn, nuôi cá bè trên vùng nước ngập, chợ nổi,….

Ngoài ra, TS Ni cũng cho rằng cần thay đổi cách tiếp cận, góc nhìn về thiên tai, hạn mặn, vấn đề nguồn nước trên sông Mekong là vấn đề của quốc tế, xem chuyện hạn mặn ở ĐBSCL là chuyện của thế giới vì ảnh hưởng an ninh lương thực tới cả nước và nhiều quốc gia khác.

Thích ứng không có nghĩa là cố giữ tình trạng hiện tại, ThS Nguyễn Hữu Thiện, hành động thích ứng cần thiết thực hơn và nhắc nhở đề phòng La Nina gây mưa lũ trong mùa tới, sau khi hết El Nino.

DSC09001

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều cho rằng, để ứng phó với biến đổi khí hậu, cần phải tính đến phương án thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Ngọc Bích.

Tránh ngộ nhận

PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng  Viện Nghiên cứu BĐKH, Trường ĐH Cần Thơ, cập nhật thông tin xả nước từ thượng nguồn cho thấy dù TQ đã xả nước 3 lần nhưng mực nước đo tại trạm Tân Châu và Châu Đốc nơi đầu nguồn vào ĐBSCL đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

Chúng ta phải cẩn thận thông tin để người dân tin tưởng mà xuống giống thì sẽ thiệt hại nặng.

Ông giải thích quãng đường từ Vân Nam đến ĐBSCL (hơn 4.000km) mất gần 3 tuần mới tới, trong khi các quốc gia thượng nguồn như Thái Lan, Lào, Campuchia đang tranh thủ lấy nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của nước họ.

Vì vậy. lượng nước đến ĐBSCL không được bao nhiêu, không nên kỳ vọng Trung Quốc xả nước giải hạn cho đồng bằng.  Trung Quốc chỉ xả nước vào những thời điểm mà nhu cầu năng lượng tăng.

3 nguyên nhân khiến xâm nhập mặn chưa từng có kể từ 1926 ( dựa theo tài liệu của Pháp) tới nay tại ĐBSCL : 1/ Nước từ thượng nguồn đổ về ít; 2/ Nước biển dâng; 3/ Sụt lún đất- theo TS Dương Văn Ni, Khoa Quản lý môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – trường ĐH Cần Thơ.

Hai nguyên nhân đầu có thể giải quyết được nhưng nguyên nhân thứ 3 không khả năng phục hồi.

TS Ni giải thích: Các đập thủy điện ở thượng nguồn được xây dựng, lượng nước đổ về ít, dẫn tới việc ĐBSCL bị mất đi lượng phù sa thô (cát, đá) từ 70-90%.

Thông tin cập nhật tới ngày 1/4 , 9/13 tỉnh ở ĐBSCL công bố thiên tai: Tiền Giang (1.021 ha), Bến Tre (19.000 ha), Kiên Giang (trên 54.000 ha), Long An (8.651 ha), Sóc Trăng (9.505 ha), Cà Mau (49.343 ha), Vĩnh Long (1.274 ha) và Trà Vinh (11.014 ha) và Bạc Liêu (13.800ha), cần lưu lượng nước 10.000 m3/giây mới có thể đẩy nước mặn ra vài chục cây số. Hiện nay, lượng nước không đạt 1/3 so yêu cầu.

Ngọc Bích
Theo TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 106

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 28236

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44293261



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach