10:44 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Lọc hóa dầu đau đầu với môi trường và còn hơn thế nữa

Thứ sáu - 05/08/2016 06:32
TS Nguyễn Đông Hải, nguyên lãnh đạo Tổng cục Dầu khí – nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – lo ngại, công nghiệp lọc hóa dầu phát triển mạnh nhưng chưa ai nghĩ đến hậu quả ô nhiễm của nó.

Nhật Bản, theo ông Hải, là nước xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu sớm nhất và nhiều nhất nhưng hiện họ đã ngừng lại và chỉ còn năng nổ chào mời nước khác thuê họ làm dự án hoặc hùn vốn.

“Tương tự, các nước khác đều nắm được xu thế tất yếu, những tiêu cực của lọc hóa dầu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, do đó chủ trương của các nước tiên tiến là hạn chế các dự án lọc hóa dầu nội địa và tìm cách chuyển ra nước ngoài,” báo Đất Việt dẫn lời ông Hải.

Bình Định mới đây đã dừng dự án lọc hóa dầu 21,5 tỷ USD, lý do là vì nhà đầu tư vẽ ra một chiếc bánh rất lớn, sau đó trùm mềm dự án suốt một thời gian dài từ năm 2012, chứ không phải vì ô nhiễm môi trường, được cho chỉ là yếu tố tiềm ẩn.

Nhưng sự thất vọng của Bình Định hóa ra lại là diễm phúc cho môi trường Việt Nam.

Nhà đầu tư cuốn gói khỏi những dự án lọc hóa dầu

Diễm phúc về môi trường đó tiếp tục kéo dài.

Trước đó, dự án lọc hóa dầu Long Sơn, Bà Rịa, Vũng Tàu, cũng được tập đoàn dầu khí Qatar chính thức thông báo rút vốn vào cuối năm 2015.

Nhà đầu tư ngắn gọn nêu nguyên nhân là tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển.

Có công suất thiết kế 2,7 triệu tấn một năm, dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 460 hecta tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án có tổng vốn đầu tư 3,77 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đóng góp 29%, Qatar góp 25% và Tập đoàn SCG của Thái Lan góp tới 46%.

Công trình này dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Thời điểm này giá dầu thế giới chỉ còn 34,50 USD/thùng, theo CNNMoney ngày 18.12.2015.

Trước đó nữa, Tập đoàn Gazprom Neft đã ký thỏa thuận khung mua 49% cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn.

Theo kế hoạch, đến hết tháng 6.2015 thỏa thuận giữa các bên phải hoàn thành nhưng Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang xác nhận đến nay tiến trình đàm phán đã gián đoạn.

Nước Nga đang lao đao vì nội lực chính nằm ở dầu thô. Giá dầu thô lại rớt liên tục.

Ảm đạm các dự án lọc hóa dầu

Giữa lúc giá dầu thế giới xuống thấp trong một thời gian dài, sẽ không có nhiều nhà đầu tư mạnh tay với ngành này.

Trong khi đó, đầu vào của Việt Nam là vốn và dầu thô; cả hai thứ Việt Nam đều thiếu.

Đến nay Bạch Hổ được xem là mỏ dầu lớn nhất ở thềm lục địa với Việt Nam, với trữ lượng, theo ông Hải, khoảng 300 triệu tấn, được khai thác đã 30 năm nay, từ năm 1986.

Nhiều thông tin nói rằng biển Đông có nhiều dầu, nhưng đến nay thông tin cũng là thông tin, không thấy dầu.

Hơn nữa, chi phí khoan 1 m ở biển giá đắt gấp từ 8-10 lần so với khoan 1 m trên đất liền, giá thành dầu thô khai thác dưới biển sẽ khó mà cạnh tranh với giá dầu thô thế giới.

Vậy mà dự án lọc hóa dầu Cần Thơ vẫn cứ hy vọng.

Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ 19/5/2008 và là dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất trong các dự án FDI đầu tư vào Cần Thơ từ trước đến nay, chiếm đến 80% so với tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào địa phương này tại thời điểm 2008.

Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động sau 24 tháng thi công và vận hành thử – nghe quả thực hấp dẫn.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nhà máy vẫn chưa được khởi công. Đáng lưu ý, kể từ khi được cấp chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư phía Việt Nam đã ba lần xin thay đổi đối tác liên doanh.

Đến đầu năm 2015, bởi dự án quá chậm trễ nên Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ đã tiến hành các thủ tục để trình UBND thành phố ra quyết định thu hồi dự án nhà máy lọc dầu Cần Thơ.

Những tưởng số phận của nhà máy lọc dầu Cần Thơ đã được quyết định thì ngày 4/8/2015, báo Đất Việt dẫn lời ông Lê Mạnh Tùng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ: khi thành phố đang chuẩn bị thu hồi dự án thì nhà đầu tư tìm được đối tác mới.

“Đó là đối tác Brunei, hai bên đang đàm phán ký kết hợp đồng và thành lập pháp nhân mới. Trong tình hình giá dầu thế giới giảm như hiện nay, nhà đầu tư cũng có cái khó của họ, do đó tinh thần của sở là hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Tùng thông tin.

Còn lại nhà máy lọc dầu Vũng Rô đến nay được tỉnh cho là có triển vọng nhất, về khía cạnh mặt bằng.

Điều đáng nói cuối cùng vì phía Việt Nam chỉ có đất và bờ biển, quyền chủ động không thuộc về nước chủ nhà.

“Nước chủ nhà mang nhiều ý nghịa tượng trưng, mà trong làm ăn kinh tế thì không có tượng trưng,” ông Hải nói.

Trần Bích
Theo VietQ.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 38623

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 935963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44303648



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach