17:49 EDT Thứ hai, 20/05/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Bánh phồng Phú Mỹ

Thứ tư - 13/07/2011 06:24
Bánh phồng Phú Mỹ

Bánh phồng Phú Mỹ

Có người nói bánh phồng Phú Mỹ ngon là nhờ tổng hợp của nhiều thành phần nguyên liệu, nhưng cái gốc là làm từ nếp Phú Tân.

1Có người nói bánh phồng Phú Mỹ ngon là nhờ tổng hợp của nhiều thành phần nguyên liệu, nhưng cái gốc là làm từ nếp Phú Tân.

Từ những năm 1930, dân Phú Mỹ (Phú Tân, An Giang) đã quen thuộc với hình ảnh bà Bảy gánh xôi trên vai kẽo kẹt từ đầu đường tới cuối ngõ mỗi ngày. Bán hết gánh xôi này, bà trở về nhà tiếp tục xôi nếp nhưng không đem đi bán mà cho vô cối  quết cho nổi bột lên rồi đem ra cán mỏng, phơi nắng... Mọi người thấy lạ thắc mắc bà Bảy cười: làm bánh phồng gói xôi chứ có gì đâu!
Lúc đầu, bà Bảy khéo léo gói nắm xôi trong lá chuối. Nhưng sau này bà gói bằng miếng bánh phồng. Từ đó tiếng rao của bà lão bán xôi có khác: Ai ăn xôi vò bánh phồng? Xôi vò kẹp trong miếng bánh phồng mới nhìn đã thấy ngon mắt. Gói xôi bà Bảy từ lúc này có thêm mùi thơm của nếp nướng (bánh phồng) vị ngọt đường mía, một chút béo của dầu phộng...
 


Bánh phồng

Bánh tráng mè
 

Chị Hồ Thị Sen, cháu ngoại của bà Bảy, kể: Lúc đầu bà Bảy chỉ cán bánh phồng để đi bán xôi. Dần dần dân chợ Phú Mỹ thấy bánh ngon nên hỏi chia lại vài chục bánh mỗi khi nhà có giỗ chạp, đám tiệc hay mỗi dịp lễ tết. Bánh phồng lên bàn tiệc. Cứ như vậy, khách hàng mỗi ngày một nhiều, bà Bảy phải bớt thời gian cho gánh xôi lo tập trung vào nghiệp bánh phồng. Chòm xóm thấy nghề này kiếm sống được cũng học hỏi, tập tành quết bánh phồng như bà Bảy. Nhờ vậy mà tiếng chày quết bánh của bà Bảy không còn đơn lẻ lúc đêm khuya canh tàn để kịp đón ánh nắng ban mai. Mà lúc này nhịp chày đã vang thình thịch nhiều nơi ở một góc thị trấn như để gọi nhau cùng chia nắng mới. Xứ nếp đặc sản Phú Tân kể từ đây có thêm một nghề thủ công, làm tăng giá trị hạt nếp.

Bánh phồng Phú Mỹ có sức cạnh tranh so sản phẩm cùng loại của một số vùng khác do độ dẻo của nếp Phú Tân, sự khéo léo của đôi tay những người thợ... Nhờ đó mà bánh phồng có chỗ đứng trên thương trường hơn 70 năm qua. Lưu truyền qua 3 thế hệ, hiện nay, ở làng nghề này có khoảng 15 hộ gia đình theo nghiệp cán bánh phồng. Tại địa phương có đủ nguyên liệu sản xuất bánh phồng: nếp hột, đường mía, đậu nành, dầu phọng nên có thể chủ động nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công, bình quân mỗi hộ chỉ có thể sản xuất chừng 70.000 – 90.000 bánh/tháng. Sản phẩm được sản xuất ngay tại vùng nguyên liệu nên giá cả vừa phải (3.000đ/chục). Không có nhiều lợi nhuận từ nghề truyền thống này, nhưng 15 gia đình này vẫn duy trì nghề quết bánh phồng. Họ cố giữ gìn vì sợ im tiếng chày thì mọi người sẽ quên cái nhịp sống một thời làm cho làng quê này rộn ràng.

Ngọc Thụy

Nguồn tin: Người nhà quê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 82


Hôm nayHôm nay : 37195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1132594

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44500279



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach