14:28 EDT Thứ hai, 20/05/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Một cách “giúp vốn”

Thứ bảy - 16/07/2011 22:41
Một cách “giúp vốn”

Một cách “giúp vốn”

37 học viên thuộc 20 cơ sở làng nghề ở An Giang đã trãi qua khóa huấn luyện kỹ năng quảng bá thương hiệu, nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng vào cuối tháng 5-2007.
37 học viên thuộc 20 cơ sở làng nghề ở An Giang đã trãi qua khóa huấn luyện kỹ năng quảng bá thương hiệu, nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng vào cuối tháng 5-2007.


Chụp ảnh kỷ niệm
 
Khóa huấn luyện này nằm trong chuỗi họat động hỗ trợ thuộc Dự án hỗ trợ phát triển đặc sản và sản phẩm làng nghề tỉnh An Giang (do CLB Hàng Việt Nam chất lượng cao và báo SGTT tổ chức). Ở An Giang, lâu nay một số cơ sở sản xuất đã tập tành làm thương hiệu sản phẩm. Nhưng làm thế nào gây được ấn tượng mạnh mẽ thì....nhiều cơ sở vẫn còn lúng túng. Cơ sở đường Thốt nốt Thảo Hương (Châu Đốc) được xem là nhạy bén, năng động... trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới bao bì, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm từ cây thốt nốt. Tuy nhiên, tại lớp học này anh Nguyễn Văn Phúc, chủ cơ sở phải công nhận so màu sắc logo trên bao bì thì cái này chưa nhất quán với cái kia dù tất cả đều là sản phẩm của Thảo Hương. Yếu tố nào tạo nên thương hiệu  và những câu chuyện đan xen nhau trong suốt hai ngày liền. Thạc sĩ Vũ Quốc Chinh, cho rằng có không ít cơ sở, doanh nghiệp tập trung đầu tư chất lượng sản phẩm và yên chí “hữu xạ tự nhiên hương.” Ông đưa ra xu hướng của Châu Âu và Mỹ. Quan niệm của giới kinh doanh Mỹ: Hàng bán được thì mới là hàng tốt.


Lớp học
 
Làng nghề mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) nổi tiếng mấy trăm năm nay nhưng tới thời điểm này chưa xây dựng được thương hiệu đúng nghĩa. Làng mộc Chợ Thủ có 3 người theo học lớp này - Ông Trần Minh Đoàn- chủ cơ sở-cho biết: Đây là cơ hội quá tốt để các làng nghề nhìn lại chính mình. Có học mới biết cách làm tăng giá trị cho sản phẩm, biết cách làm thương hiệu. Ông Lê Văn Kịch,  60 tuổi, ở làng nghề nhang Bình Đức là học viên cao tuổi nhất của khóa học. Ngày nào ông cũng đến lớp đều đặn, ghi chép cẩn thận. “Tui già rồi nhưng cũng phải học để biết đường mà làm với người ta. Bao nhiêu năm rồi nhang của Bình Đức cứ phải gắn nhãn hiệu của cơ sở khác hoặc chỉ đóng gói để bán. Làm hòai từ thế hệ này tới thế hệ khác mà không có tên tuổi gì! Chúng tôi đã đăng ký nhãn hiệu từ năm 2005 mà tới nay chưa được công nhận. Thiệt tình là rất buồn và muốn làm cái gì đó riêng cho mình. Anh Phan Văn Ghi chia sẻ: Không làm thương hiệu cho mình là không xong, thầy Chinh nói kết quả thăm dò người tiêu dùng ở TP HCM: 61% khách hàng luôn coi thương hiệu khi mua hàng, 80% coi xuất xứ hàng hóa mới bỏ tiền mua...
 

Học viên trưng bày sản phẩm
 
Làng bánh phồng Phú Mỹ (Phú Tân) bao năm nay cũng chỉ làm hàng rồui vô bao nilon bán khắp nới. Còn người mua thì mù tịt thông tin về sản phẩm. Chị Hồ Thị Sen trăn trở: Vậy chứ tụi tui đâu biết làm gì khác hơn?! Theo chị Sen thì bao năm nay bánh phồng Phú Mỹ chỉ lấy chất lượng và giá cả cực rẻ để tồn tại. Hàng rẻ, tưởng dễ bán, dễ mần ăn nhưng  không thể phát triển được.
 

Học viên cao tuổi nhất lớp
 
Tuy nhiên, Th.s Vũ quốc Chinh lưu ý: Vấn đề làm thương hiệu cho các làng nghề phải tính tới cấp độ thương hiệu. Làm sao để thương hiệu sản phẩm làm nên thương hiệu địa phương hay thương hiệu doanh nghiệp làm nên thương hiệu của quốc gia? Từng làng nghề, địa phương... cần chú ý đến các yêu cầu về: nhận thức, nguồn lực, phương pháp phối hợp nhau thành chiến lược dài hạn. Thực chất đó là quá trình dài chinh phục người tiêu dùng. Quảng bá thương hiệu với nhiều phương pháp: truyền thông tĩnh trong phạm vi thời gian dài như: nhãn hiệu; màu sắc chủ đạo trên sản phẩm, phương tiện, đồng phục; danh thiếp... Hoặc những phương pháp truyền thông động – trong từng thời kỳ thông qua bao bì, website, brochure, catalogue...và nâng cao kỹ năng trưng bày hàng hóa, nghệ thuật phục vụ khách hàng...là cách quảng bá thương hiệu tốt nhất tại nơi bán hàng. Nhiều học viên tâm đắc về điều này sau khi ngộ ra nhiều điều được truyền đạt từ lớp học. Đây là cách Dự án “giúp vốn”... Ngày mai họ sẽ sử dụng nguồn vốn này- Nhiều người nói như vậy.

Ngọc Tùng

Nguồn tin: Người nhà quê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 37195

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1128169

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44495854



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach