12:23 EDT Thứ hai, 20/05/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Thăng trầm thổ cẩm Châu Phong

Thứ ba - 19/07/2011 23:16
Thăng trầm thổ cẩm Châu Phong

Thăng trầm thổ cẩm Châu Phong

Tồn tại từ năm 1700, sắp tới đây nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong ( An Giang) sẽ tham dự Lễ hội dân gian tầm cỡ quốc tế do Viện Smithsonian tổ chức tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm 2007.
Tồn tại từ năm 1700, sắp tới đây nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong ( An Giang) sẽ tham dự Lễ hội dân gian tầm cỡ quốc tế do Viện Smithsonian tổ chức tại Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm 2007. Ở đó nhiều loại hình di sản văn hoá thế giới sẽ được qui tụ luân phiên hàng năm nhằm mục đích giới thiệu và tôn vinh sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới. Việt nam có 11 loại hình văn hoá với 39 nghệ nhân tham dự lễ hội “Mekong – dòng sông kết nối các nền văn hoá”.
 
Mồi lửa cho làng nghề
Mahriêm, nghệ nhân của làng dệt thổ cẩm Tân Châu được Bộ Văn hoá Thông tin đề cử làm đại diện cho 1 trong 6 loại hình di sản văn hoá ở ĐBSCL tham dự lễ hội này. Ông Mohamad, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Châu Giang, nói: xã Châu Phong có trên 200 thợ dệt, nhưng thợ dệt được những tấm thổ cẩm độc đáo không nhiều lắm. Mahriêm là “hạt gạo cội” của giới trẻ trong làng dệt Chăm xứ này đó! 32 tuổi đời mà có tới hơn 20 năm theo nghề rồi.


Nghệ nhân Mahriem

Mohamad chỉ vào khung dệt rối bù những khung, những chỉ căng, dây treo… diễn giải tiếp: mấy tấm có canh chỉ dọc đang treo trên khung dệt này gọi là go, mỗi go nối với một chân đạp điều khiển nâng chỉ lên hay hạ chỉ xuống khi dệt. Thiết kế hoa văn càng phức tạp thì khi lên khung dệt càng phải bố trí nhiều go. Mà go càng nhiều thì chân đạp vất vả hơn, người thợ nào giỏi mới ngồi được trên khung dệt có hệ thống điều khiển phức tạp như vậy. Hiện tại khung dệt thổ cẩm ở HTX Châu Giang tối đa cho phép mắc 18 go. Với loại khung dệt mắc đủ 18 go một thợ giỏi như Mahriêm mỗi ngày có thể dệt 1 mét thổ cẩm.  Trong lúc đó, trên khung dệt, Mariêm vẫn đều đặn đưa thoi, dập go… và chỉ dừng lại xỏ xỏ, nối nối mỗi khi có một sợi chỉ mành bị đứt.  Ngày 23 tháng 6 tới đây như là một sự kiện quá lớn đối với Mahriêm. Một mình, vác khung cửi sang Mỹ để giới thiệu với thế giới về vốn văn hoá xứ mình, nước mình.
 
Gian nan người thợ
Cũng bình dị như bao nhiêu chị em người Chăm khác, nhưng Mahriêm rất nghiêm khắc với chính mình. Lúc nào cũng thấy cô vận một bộ trang phục “rặt” thiếu nữ Chăm. Mahriêm cho rằng, xã hội tiến bộ mình không thể dừng lại, nhưng những gì thuộc về truyền thống cũng phải biết giữ lại chứ! Có lẽ với suy nghĩ đó mà ngay từ năm lên 10 là Mahriêm đã tập tành ngồi lên khung dệt. Mặc dù lúc đó nghề dệt của riêng cô chỉ nhắm tới mục tiêu đủ “ăn diện” trong gia đình có tới 6 anh chị em.

Đầu những năm 90, ở ấp Phủm Xoài – nơi chôn nhao cắt rốn của Mahriêmquê- hình thành một tổ sản xuất chuyên nghề dệt thủ công. Cơ hội đến với Mahriêm cô thợ dệt khá khéo tay tuổi mới vừa độ tròn trăng. Mahriêm nghĩ: có việc làm thì mừng nhứt vì giữ được và luyện thêm nghề mình ưa thích. Sản phẩm được tổ chức sản xuất lúc này đơn giản chỉ là những chiếc khăn choàng. Dễ làm mà ăn không dễ - Mahriêm đã hoài nghi như vậy. Vậy rồi, điều không ai mong đến lúc cũng phải tới. Mẫu mã đơn điệu cùng với sức “tấn công” của công nghiệp dệt hiện đại, 2 năm sau tổ dệt này không chịu nổi với thị trường. Mahriêm buồn lắm! Lại lui về góc riêng của mình làm bạn với khung dệt. Nhiều lúc tiếc nuối rồi tự vấn: Dịp may giữ nghề có thể đến lần nữa? Cả làng Chăm Châu Phong cũng lo ngại khi nghĩ đến ngày phải khai tử nghề dệt truyền đời.

Nhiều người cứ trăn trở mãi với viễn cảnh sản phẩm dệt thủ công rồi tới lúc phải chấp nhận thoái trào. Những người có tay nghề cùng với một chút năng động như ông Sôrôlê, Mohamad... cùng nhau ngồi lại tính toán cho vận số của nghề này. Chỉ còn một con đường là tập trung vào thổ cẩm, sáng tạo mẫu mã mới phục vụ ngành du lịch. Năm 1997 HTX Châu Giang thành lập, vận động được vài chục hộ còn theo nghề dệt cùng tham gia với cũng khoản ngần ấy khung dệt cũ kỹ. Sản phẩm làm ra lần lượt được chào bán được ở các khu du lịch trong tỉnh; victoria Cần Thơ, Châu Đốc...
 
Hành trình nghề dệt
 
Sử lược về dân cư cho thấy dân tộc Chăm xuất hiện ở vùng đất An Giang từ thế kỷ 19. Khoảng năm 1840, Khâm Sai đại thần nhà Nguyễn là Lê Văn Đức cùng với Trương Minh Giảng từ trấn Tây Thành (Campuchia) lui về Châu Đốc, hàng binh lính có một số đông người Chăm Hồi Giáo và thân binh theo cùng. Dân binh về đây chọn nơi cư trú dọc theo sông Bình Di và cặp triền sông Hậu.

Cộng đồng dân cư Chăm lúc đầu chọn phương kế sống bằng nhiều nghề: đánh bắt thủy sản, dệt vải… Nghề dệt Chăm ở ấp Phủm Xoài hình thành rất sớm. Trước là phục vụ cho nhu cầu ăn mặc của gia đình, dư ra mới tính tới việc trao đổi hàng hoá với các dân tộc khác. Lúc đầu, người thợ dệt còn là một nông dân. Nhưng khi cộng đồng phát triển, có sự phân công lao động đòi hỏi sản phẩm dệt phải có tính nghệ thuật vừa mang tính hàng hoá. Những thợ dệt chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện tại vùng này và sản phẩm thổ cẩm cũng ngày càng đặc sắc hơn. Hoa văn trên các sản phẩm dệt Chăm đều lấy từ hình ảnh những vật thể tự nhiên như bông dâu (dâu nuôi tằm), bông bứa, vân mây…

Đến năm 2007, HTX Châu Giang có tổng cộng 40 hộ xã viên với 60 lao động sống bằng nghề dệt. Ông Sôrôlê, Chủ nhiệm HTX Châu Giang, cho biết: HTX hiện có trên 50 chủng loại sản phẩm. Chủ yếu là các sản phẩm phục vụ ngành du lịch. Doanh số phát triển hàng năm nhưng cũng còn khiêm tốn. Mức lương thợ dệt 350.000 – 600.000đ/tháng cũng nuội được cái nghề. Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có nghĩa là Châu Giang phải đối diện với cạnh tranh khắc nghiệt cả về mẫu mã lẫn kết cấu nguyên liệu. Giá tơ tằm trong nước hiện ở mức 460.000đ/kg, trong khi sợi polyeste, coton 80.000 – 90.000đ/kg cũng là một sức ép cạnh tranh.

Ngọc Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 115


Hôm nayHôm nay : 36426

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44492978



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach