22:40 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

DN vẫn bị bủa vây bởi các điều kiện kinh doanh phi lý

Thứ sáu - 12/08/2016 23:00
Đồng thời, những điều kiện kinh doanh trái luật ở cấp thông tư đã bị bãi bỏ từ ngày 1/7 vừa qua. Những tưởng  DN đã được cởi trói, nhưng thực tế cho thấy DN vẫn đang bị bủa vây bởi rất nhiều điều kiện kinh doanh thiếu  khả thi ở cấp nghị định, thậm chí ngay ở những nghị định vừa mới được ban hành. 


Vẫn còn nhiều bất cập 

Một trong những bất cập được DN phản ánh là trường hợp ngành nghề kinh doanh dịch vụ mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy. Ngành này được đưa vào số thứ tự 217, Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014. 

Đến ngày 1/7/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87 quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Theo Nghị định này, DN, người kinh danh đã đăng ký theo quy định của pháp luật chỉ được kinh doanh mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gắn dấu hiệu hợp quy CR theo quy định… Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, ngành nghề kinh doanh mũ bảo hiểm có thể loại ra khỏi 268 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.  

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Giám đốc Văn phòng luật VIETSKY cho rằng, đưa ngành nghề kinh doanh mũ bảo hiểm xe máy vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là điều cực kỳ phi lý. Nếu sản phẩm mũ bảo hiểm xe máy được gọi là một loại sản phẩm có điều kiện như tài liệu, văn bản mô tả tức là phải đáp ứng các điều kiện thì tất cả các ngành nghề kinh doanh khác cũng như vậy. Bởi lẽ bất cứ sản phẩm nào cũng cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản của hoạt động tiêu dùng. Do đó, nên đưa ra tiêu chuẩn những loại mũ bảo hiểm được phép lưu hành trên thị trường phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam và nếu DN nào không đáp ứng có thể đưa ra chế tài để phạt, thay vì quy định DN phải đáp ứng điều kiện thì mới được kinh doanh. Trên thực tế, nếu làm như vậy vô hình chung quyền kinh doanh mũ bảo hiểm bị đưa vào một số nhóm nhất định, gây nên sự bất bình đẳng cho DN.

Bên cạnh đó, Nghị định 109/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng tồn tại nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiếu 5.000 tấn thóc và có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành là điều không phải DN nào cũng đáp ứng được. Kết quả là sau 6 năm đi vào thực hiện số DN xuất khẩu gạo đã giảm rất nhiều, từ hơn 200 DN năm 2010 đến nay giảm xuống còn khoảng trên dưới 80 DN. 

Tiếp tục rà soát 268 ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Trên thực tế, không chỉ có hai nghị định nêu trên mà còn rất nhiều quy định khác đã và đang gây ra những cản trở rất lớn cho hoạt động và phát triển của DN cũng như tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh của cộng đồng DN Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, có khoảng 30/267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 cần được loại bỏ, điển hình như nhượng quyền thương mại, mua bán nợ, kinh doanh dịch vụ việc làm, kinh doanh hàng miễn thuế, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, kinh doanh tiền chất công nghiệp…Động thái trên của VCCI đã được rất nhiều DN ủng hộ. 

“Tôi cho rằng, chỉ có 30/267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần được loại bỏ theo rà soát của VCCI là còn ít. Bởi khi lắng nghe ý kiến của DN thì đâu đó vẫn còn rất nhiều điều kiện phi lý cản trở DN hay loại bỏ DN trong cùng một thị trường…Điều đó đã tạo ra một môi trường kinh doanh bất bình đẳng vừa dẫn đến sự độc quyền của một nhóm khống chế thị trường, không có lợi cho người tiêu dùng” -  Luật sư Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, mới đây Bộ Tài chính cũng đề xuất bỏ giấy phép đối với hai ngành nghề là kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị DN để cổ phần hóa và kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đề xuất loại bỏ hẳn các điều kiện kinh doanh thuộc 3 ngành nghề; Bộ Công thương đề xuất sửa đổi và bãi bỏ 12 ngành nghề.

Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: Một trong ba nhiệm vụ Quốc hội giao cho Bộ KH&ĐT trong đợt rà soát các điều kiện kinh doanh vừa qua là rà soát 267 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để bãi bỏ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cần thiết. Ngược lại, các bộ ngành cũng xem xét để bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu và rà soát các điều kiện kinh doanh phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Luật Đầu tư năm 2014 quy định 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và từ ngày 1/7/2016 khi Luật Khí tượng thủy văn chính thức có hiệu lực thì có thêm một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa là ngành dự báo khí tượng thủy văn.

Nguồn tin: TBTCVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 859663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44227348



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach