02:29 EDT Thứ năm, 16/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Để dự án khởi nghiệp không chỉ đem đi… thi thố

Thứ tư - 27/06/2018 23:37
Từng có không ít dự án khởi nghiệp đoạt giải, kêu gọi được vốn, đang gặt hái thành công, nhưng bài học rút ra là các bạn làm khởi nghiệp nên tranh thủ thêm tư vấn của các chuyên gia. Đừng để dự án của mình chỉ đi thi thố xong rồi bỏ đó…
Năm 2017, Trần Thành Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, khởi nghiệp với dự án nuôi ong lấy mật tại rừng tràm Tháp Mười. Thông qua cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp, Long kết nối với nhiều chuyên gia của trung tâm BSA. Sau cuộc thi, thanh niên này chịu khó “làm phiền” những chuyên gia ấy. Trong đó có thầy Phan Văn Minh – nguyên trưởng phòng nghiên cứu công nghệ sinh học môi trường – trường ĐH Nông lâm TP.HCM, là người được Long “chăm sóc” đặc biệt bằng những cuộc gọi sáng – trưa – chiều – tối.
 
 
 
Từ chỗ nuôi theo phong trào, Long được chuyên gia Phan Văn Minh tài trợ khoá học về kỹ thuật nuôi ong tại trường ĐH Nông lâm. Đây chính là chìa khoá giúp Long phát triển từ 100 thùng ong lên 400 thùng chỉ trong sáu tháng với chi phí cực ít. Trước đây, mỗi thùng ong, Trần Thành Long phải bỏ ra 1,8 triệu đồng, nhưng từ khi tham gia lớp học đã biết tự tách đàn, kết quả là mỗi thùng ong, Long chỉ tốn 200.000 đồng để mua gỗ đóng thùng. Hiện nay, thanh niên này thu được lượng mật gần 2.000 lít/tháng.
 
Khi đàn ong quá đông, nguồn thức ăn khan hiếm, thời tiết thay đổi, dịch bệnh… Long đều liên hệ với thầy Phan Văn Minh và được thầy tư vấn kỹ càng.Qua sự hướng dẫn của thầy, Long điều tiết được sự bùng phát cũng như môi trường sống cho đàn ong, bằng việc chia thành nhiều nhóm nhỏ, đưa vào sâu trong rừng tràm.
 
Đặc biệt, khi lượng mật thu được ngày càng lớn, Long còn được sự tư vấn của các chuyên gia về thị trường như Huỳnh Phước Nghĩa – giảng viên trường ĐH Kinh tế, Trương Cung Nghĩa – công ty tư vấn Trương Đoàn, Lê Đức Duy – công ty thiết kế Trà Quế… hướng dẫn, chỉ bảo trong việc làm thị trường, xây dựng thương hiệu, bao bì… Do vậy, dù mỗi tháng thu được hàng ngàn lít nhưng đến nay, đầu ra sản phẩm chưa phải là nỗi lo lắng của Long. Đặc biệt, nhờ chịu khó kết nối, Trần Thành Long còn “bắt mối” được với một doanh nghiệp xuất khẩu mật ong ở Tiền Giang, và đã thành công khi có được hai chuyến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với sản lượng hơn 5 tấn.
 
Ngoài Long, dự án nuôi heo rừng của Đoàn Phan Dinh ở Đồng Tháp, dự án nuôi trùn quế của Lê Minh Vương ở Ninh Thuận; dự án nho xanh của nhóm Hoàng Quý Vương ở Ninh Thuận; hay Lý Tà Giàng với dự án Chuỗi giá trị dược liệu và nông sản Quản Bạ… cũng gặt hát thành công, nhờ biết kết nối. Họ đã biết cách tận dụng được chất xám, những kinh nghiệm của chuyên gia, doanh nhân; không ngần ngại chia sẻ cách làm, chia sẻ chiến lược của bản thân.Từ đó được chuyên gia hỗ trợ, tư vấn, góp ý thêm để hoàn thiện.
 
“Không thầy đố mày làm nên”, việc các chủ dự án còn rụt rè, e ngại trước những chuyên gia (hoàn toàn miễn phí) là điều hết sức lãng phí, dẫn dến dự án èo uột, chậm phát triển, thậm chí phải bỏ cuộc. Không dám chỉ “chỗ ngứa” làm sao họ được “gãi”. Chuyên gia trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật Nguyễn Duy Long cũng cho rằng, những năm vừa qua, có nhiều dự án rất tiềm năng nhưng người mới khởi nghiệp còn quá rụt rè, chưa có tính đột phá. Bản thân ông, ngoài tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng, cung cấp kiến thức cho các bạn khởi nghiệp, ông còn tham gia vào thành phần ban giám khảo chấm thi. Tuy nhiên, ông chưa có cơ hội để tư vấn, hướng dẫn cho từng dự án cụ thể, vì “không có chủ dự án nào liên hệ trực tiếp với ông” sau các hoạt động mà ông tham gia.
 
Theo Anh Tuấn - TGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 26812

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 966264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44333949



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach