23:49 EDT Chủ nhật, 19/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Dự án "Bản đồ phân phối": Giải mã hiện trạng mạng lưới phân phối ở Cần Thơ

Thứ năm - 24/11/2011 23:45
Tiến sĩ Võ Thành Thống, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ có vẻ thú vị khi kết quả nghiên cứu hiện trạng, vẽ bản đồ phân phối hàng Việt trên địa bàn TPCT do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) thực hiện , đã chỉ ra đúng mắc mứu và khuyến nghị 10 điểm để cải thiện tình hình do bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA trình bày lúc sáng 24-11.
 
Lệch tâm

Kết quả này đã chỉ ra sự “ lệch tâm” của các điểm bán, sự yếu kém của hệ thống kho vận, thực trạng chợ truyền thống. Theo bà Hạnh, với 17.308 điểm bán hàng, chành vựa, hệ thống phân phối hiện đại… Cần Thơ, thủ phủ Tây Nam bộ, nơi thương mại hiện đại (siêu thị) phát triển bật nhất khu vực ĐBSCL, nhưng thương mại truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng lớn, thông qua các điểm bán tại các chợ truyền thống và trải dọc theo các tuyến giao thông, các tuyến dân cư.

Chiếm tỉ trọng lớn trong hệ thống phân phối tại Cần Thơ vẫn là kênh truyền thống, kênh hiện đại chủ yếu chỉ tập trung ở khu vực trung tâm



Thương mại hiện đại chủ yếu tập trung ở khu vực quận trung tâm. Sự phân bố không đồng đều tạo ra 2 khu vực trọng tâm thương mại: Ninh Kiều và Thốt Nốt, chi phối lớn hoạt động thương mại của các quận huyện còn lại. Nhưng bản thân nó cũng lệch khi khi hệ thống phân phối hiện đại và các điểm bán chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực quận Ninh Kiều, lan theo tuyến quốc lộ 91 ven sông Hậu chạy qua các quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt (Metro Cash & Carry, Co-opMart, Vinatex, MaxiMart, Phan Khang, siêu thị điện máy Chợ Lớn…). Trong khi đó, khu vực các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền…các điểm bán tập trung chủ yếu ở khu vực huyện lị (thị trấn).

Chưa tương thích

Các chuyên gia BSA cũng cảnh báo sự xuống cấp của mạng lưới các chợ truyền thống, nhất là các chợ ở vùng nông thôn.

Toàn thành phố có: 114 chợ truyền thống và bài toán vận chuyển, kho vận không có thay đổi thích ứng trong thời gian dài. Cần Thơ không có qui hoạch kho cấp vùng cho hàng hóa tiêu dùng. Hệ thống kho quốc doanh có sức chứa lớn nhưng hầu như không có dịch vụ cho thuê lại, kho phục vụ hàng tiêu dùng chủ yếu là kho dân doanh, của nhà phân phối và của các siêu thị . Các nhà phân phối tại Cần Thơ tự lực trong việc xây kho và họ không thể tìm được diện tích đất đủ lớn nên bắt buộc phải xây nhiều kho ở nhiều địa điểm khác nhau, dẫn đến sự phân bố kho rời rạc, khó quản lý, chi phí vận chuyển tăng.

Một số doanh nghiệp xây kho cấp vùng ở Cần Thơ để trữ hàng hóa cung cấp cho các tỉnh lân cận nhưng cũng gặp khó khăn về địa điểm và diện tích đất để xây kho như các nhà phân phối.

Chưa có tổng kho lớn nên các DN sử dụng xe tải để vận chuyển hàng hóa từ nhà máy (chủ yếu là TP.HCM, Long An); Vận chuyển đường thủy chủ yếu được các DN sản xuất hàng có tỉ trọng lớn sử dụng: vật liệu xây dựng, phân bón. DN duy trì dịch vụ vận chuyển công cộng và vận chuyển hàng hóa ký gửi ( Chành ), theo kinh nghiệm từ thế kỷ trước. 11 chành xe đang hoạt động vận chuyển đối lưu hàng hóa theo tuyến TP. Cần Thơ – TP.HCM , mỗi ngày đêm vận chuyển 160 tấn hàng hóa đối lưu, tương đương 4.800 tấn/ tháng. Tuy nhiên, hầu hết các Chành không có kho bãi hoàn chỉnh để tập kết hàng hóa. Một số sử dụng lề đường làm khu vực tập kết hàng và nhiều chành đã thường xuyên bị phạt khi chiếm dụng lề đường để bốc xếp hàng.

Trung tâm logictics của ĐBSCL

Các chuyên gia BSA cho rằng, xây dựng các tổng kho và mô hình chợ đầu mối sẽ phát huy vai trò trung tâm trung chuyển hàng hóa của Cần Thơ, tập trung dòng hàng hóa đầu vào để dễ kiểm soát và điều tiết, giảm chi phí thương mại tại địa phương do giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa và chi phí quản lý của DN; Tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa đối lưu; Thu hút được nguồn lực đầu tư của các DN trong việc sử dụng kho bãi đồng thời tổ chức lại các chợ truyền thống theo hướng ứng dụng công nghệ, vật liệu, ý tưởng, tiện ích và tổ chức sao cho việc đi lại và buôn bán bên trong chợ thuận lợi hơn; Nhất là các chợ mới hình thành sẽ làm cho bức tranh sáng lên.



TS Võ Thành Thống hé lộ ý nghĩ chuyển đổi công năng và mời gọi các nhà đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, nơi đã có cơ sở hạ tầng khá tốt nhưng đất để không. Ông cho rằng hệ thống tổng kho cho hàng Việt sẽ góp phần giúp nhà nước nắm từng ngành, từng lĩnh vực, thúc đầy hoạt động thương mại, bổ sung thông tin, vận hành các khu vực này tốt hơn.

Theo ông, trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới có chợ; làm sao kênh phân phối hàng Việt gắn kết với chợ truyền thống và hoạt động thương mại nông thôn. Vấn đề là chợ bán cái gì? Theo ông, hễ không biết làm gì thì đi mua bán, nên tiểu thương có nhiều hạn chế; Cần phải huấn luyện họ biết cách mua bán.

Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA cho rằng chợ truyền thống có 4 vấn đề: cơ sở hạ tầng kém, không gian mua bán ngày càng sa sút, chất lượng hàng hóa không bảo đảm, trình độ và sự văn minh của người bán hàng cần được nâng lên. Tại TPHCM, chương trình huấn luyện tiểu thương 100 chợ , UBND TPHCM mời chuyên gia trường đại học kinh tế huấn luyện Ban quản lý, cấp chứng nhận cho học viên; nhưng nếu làm như vậy với tiểu thương họ sẽ “trốn” hết nên BSA mời nghệ sĩ Quyền Linh, nghệ sĩ Kim Xuân… kể chuyện, làm tiểu phẩm qua Video Clip thể hiện nội dung cần thay đổi, tiểu thương sẽ thấy họ trong đó.

Theo bà Hạnh, sau khi chuyển giao bản đồ phân phối, bước kế tiếp là đưa hàng hàng Việt vào chợ truyền thống. Hàng Việt , chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, chọn điểm tựa là chợ truyền thống.


Hoàng Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 27687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1106202

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44473887



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach