18:01 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Làng xã đồng lòng làm nông nghiệp hữu cơ

Thứ tư - 05/09/2018 04:14
Ông Lê Văn Trí, bí thư xã Long Hoà (Châu Thành, Trà Vinh) cùng cán bộ UBND xã dành suốt buổi trao đổi với các chuyên gia về hệ thống quản lý quy trình gạo hữu cơ, để xem mắt xích nào chưa ổn.

Chuyện là Long Hoà có một hợp tác xã (HTX) có 350ha trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, có cua biển, có tép bạc, có bãi nghêu cả trăm ha với mong muốn làm sản phẩm hữu cơ bán ra thị trường.

“Vì nuôi tôm càng xanh có lợi nên từ lâu dân không xài thuốc hoá học, một vụ lúa (giống ST5, Nàng Keo) trên đất nuôi tôm cũng không xài bất kỳ loại thuốc nào, nên cả hai đều an toàn. Vấn đề là xã và dân muốn sản phẩm có đầu ra ổn định, đúng quy cách hữu cơ, có thương hiệu, có lòng tin từ mối quan hệ hợp tác. Chúng tôi tìm đối tác làm ăn, cần hình mẫu dẫn dắt cộng đồng và lời hứa đầu tiên là thực hành quy trình sản xuất an toàn”, ông Trí nói một hơi…

Không ít doanh nghiệp đã tới cồn Chim (xã Hoà Minh) nhưng hầu hết chỉ làm mô hình.Theo lời ông Trí, đã đến lúc tính tới chuyện sản xuất nhiều ngành hàng có quy mô lớn hơn. “Long Hoà có dám đưa sản phẩm ra thị trường những sản phẩm lúa gạo, cua, tôm đạt chuẩn an toàn không?”, một chuyên gia của trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), hỏi. “Hiện nay chúng tôi làm nhưng chưa có chứng nhận, nếu được hướng dẫn, sẽ cam kết, vì đó là cách gia tăng giá trị cho vùng đất này”, ông Trí nói.

Theo các chuyên gia của CLB Hỗ trợ nông gia và mạng lưới sản xuất sạch, để thuận tiện trong việc liên kết với các đối tác, Long Hoà nên thành lập HTX theo luật HTX mới để khai thác nguồn lực nội sinh, mở rộng mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm từ nguồn tài nguyên bản địa trên nền tảng sản xuất hữu cơ) để làm lợi thế tiếp cận đối tác.

Bà Nguyễn Kim Thanh, chuyên gia tiêu chuẩn hội nhập của BSA, ngoài việc thử “test” (kiểm tra) suy nghĩ và hành động theo chuỗi giá trị ngành hàng gạo và tôm ở Long Hoà, còn chia sẻ với các chuyên gia về đất, văn hoá bản địa, hành trình sản phẩm từ ngoài đồng tới bàn ăn và cách làm, để giúp Long Hoà có nhiều sản phẩm hơn, thu hút du khách tới vùng đất này.

“Cùng nhau suy nghĩ để giúp cù lao này thay đổi”, bà Thanh nói vậy. Ông Bùi Phong Lưu, giám đốc công ty Bùi Văn Ngọ và chuyên gia khoa học đất Võ Mầu đã tình nguyện tới Long Hoà để giúp khảo sát “sức khoẻ” của đất và chế biến lúa gạo. TS Dương Văn Ni, chuyên gia về tài nguyên đa dạng sinh học, giúp hệ thống hoá tri thức bản địa gắn với những sản vật, tài nguyên ở cù lao…

Hoàng Lan (theo TGTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 139


Hôm nayHôm nay : 42112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 951046

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44318731



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach