19:00 EDT Thứ hai, 13/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Ngày hội lớn của đồng bằng - Mekong Connect 2016

Thứ tư - 19/10/2016 07:59
Ngày 26 tháng 10 tới đây, là ngày hội của 700 người kéo nhau về với đồng bằng...

Chưa bao giờ có cuộc gặp đa dạng, phong phú nội dung như vậy. Và diễn đàn không chỉ để “ngôn luận” mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối, cùng hành động nhiều cuộc tập họp hiếm có và thú vị. Bộ sưu tập 20 thương hiệu gạo Sạch – Ngon của Việt Nam sẽ gặp các siêu thị, VinEco, các nhà nhập khẩu quốc tế, 30 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất trong nông nghiệp cả nước sẽ gặp các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Do Thái, Mỹ, Nhật, Hà Lan.



Lãnh đạo 4 tỉnh ABCD tham dự Mekông Connect năm 2015 

Không gian thảo luận khá hiện đại, có cuộc thảo luận chung bốn diễn giả quốc tế và trong nước, thảo luận nhóm với ba chủ đề: về chuỗi giá trị trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và sức bật nhân lực trẻ từ “lò xo” khởi nghiệp. Còn không gian kết nối, hành động thật thuận lợi thúc đẩy thị trường cho gạo Việt, cho các doanh nhân trẻ khởi nghiệp và cả cho một chủ đề còn chưa được đào sâu bao giờ sẽ gây nhiều hứng thú: tư duy mới cho nông nghiệp truyền thống hội nhập!


Đồng bằng sông Cửu Long chưa hoàn toàn phục hồi sau thảm họa hạn hán, nhiễm mặn mới cách đây vài tháng, giờ đang phập phồng với chuỗi các nhà máy nhiệt điện phun ra đầy xỉ tro. Lũ năm nay về muộn, trong khi biến đổi khí hậu đã và đang mang lại nhiều thách thức. Cuộc gặp chuẩn bị cho Mekong Connect 2016 giữa lãnh đạo của bốn tỉnh ABCD Merkong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp) và Hội doanh nghiệp HVNCLC và câu lạc bộ LBC đã diễn ra nhiều lần và cuối cùng chọn chủ đề... không kém phần thách thức: 



“Tìm cơ trong nguy, đối mặt với biến đổi khí hậu, vấn nạn môi trường và thách thức hội nhập”.
Rằng nguy thì thật là nguy, nhưng cổ nhân đã dạy “Hãy tìm cơ trong nguy”. Những “sự cố môi trường”, “biến đổi khí hậu”, “hội nhập”, nhìn cách lạc quan của người đồng bằng, lại cũng ẩn chứa những cơ hội.


Vựa lúa ĐBSCL đang ở trong “mùa nước nổi”. Những ý tưởng mới, giải pháp hay (các mô hình kinh doanh mới, cách làm nông kiểu khác...) từ các nơi ùa về chính là phù sa cho mùa màng thêm tươi tốt. 



Một nền nông nghiệp chưa đầy 4 triệu ha đất lúa, nhưng mỗi năm tiêu xài đến hơn 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, hơn 12 triệu tấn phân bón hóa học, cùng với hằng hà sa số các hóa chất độc hại khác, thì rõ ràng là không bình thường. Nông sản, thủy sản Việt Nam đang phải chịu tiếng xấu: đầu ra thu hẹp, giá trị gia tăng thấp, và tất yếu, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất.
 
Vậy thì đâu là cơ?
 
Climate Smart Agriculture (CSA) một khái niệm của tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) đưa ra, đang được coi là một sự cứu rỗi, vừa giảm các nguy, lại tăng cơ, và điều quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững. Ai đang áp dụng mô hình này? Rynan Agifoods của ông Nguyễn Thanh Mỹ, Cỏ May của Phạm Minh Thiện, bên cạnh những tay quái kiệt như Võ Văn Tiếng ở Đồng Tháp trồng lúa sạch... Ngoài những gương mặt quen thuộc của giới chuyên gia trong nước như bà Phạm Chi Lan, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Trần Đức Viên... một số  chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, từ Israel sẽ mang lại nhưng kinh nghiệm thiết thực bổ ích.


Với một phiên toàn thể và ba cuộc thảo luận nhóm đồng thời và trọn buổi chiều cho kết nối, phối hợp hành động theo chủ đề nhằm tiếp nhận đầu tư cho khởi nghiệp, phát triển thị trường nông sản... các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân cũng như lãnh đạo địa phương, các nhà hoạch định chính sách sẽ có những luận bàn sâu sắc và trải nghiệm lý thú.


Hoàng Phi


Theo báo Thế giới tiếp thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 44800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 849783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44217468



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach