18:25 EDT Thứ ba, 14/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Phòng ngừa “cấm nhập khẩu” ngay tại nhà máy

Thứ hai - 18/06/2018 03:35
Mãi sau này ­­­­họ mới phát hiện ra rằng, một nhân viên bị bệnh ngoài da ở bàn tay và có bôi thuốc, trong thuốc có thành phần kháng sinh bị cấm, dù công nhân có đeo bao tay, nhưng quá trình làm việc, tiếp xúc đã bị lây nhiễm sang lô hàng. Hậu quả là DN phải thu hồi lô hàng, mất niềm tin nơi phía nhà nhập khẩu…


Và không chỉ là chất kháng sinh, chất gây dị ứng cũng bằng cách này hay cách khác, mà từ nhà máy sản xuất, từ các công nhân đã “vô tình” “chui” vào sản phẩm, gây nên những vụ “trả hàng về” không ít cho các doanh nghiệp, chị Thu Hà đến từ Dự án HVNCLC -  Chuẩn hội nhập chia sẻ như thế. 



Qua vụ việc trên, có thể nhận định rằng, với một công ty Nhật nổi tiếng bởi tính kỷ luật, quy trình như thế còn bị “sự cố”, huống chi nhiều doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, với con người và công nghệ chưa thật tốt như hiện nay.


Và như thế, vấn đề huấn luyện cho các nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp ngành thực phẩm là một việc làm quan trọng.
 
Bà Ngô Thị Thu Hà – Chuyên gia Bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập
 
Đào tạo, huấn luyện nội bộ 



Hiện nay, thế giới đang ở cách mạng công nghệ 4.0, các nhà máy với hệ thống kiểm soát hiện đại, ít người… Nhưng với doanh nghiệp Việt Nam mà tôi tiếp xúc, trong nhiều quy trình, yếu tố con người vẫn là chủ đạo và do đó, sự sai sót vẫn sẽ xảy ra. 



Theo ông Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng đào tạo và đánh giá nhà cung cấp của Bureau Veritas Việt Nam với những doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như vào BRC, FSSC 22000, IFS, trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, điều đầu tiên, họ cần đào tạo, huấn luyện cho những người công nhân, nhân viên trong công ty mình biết được, chẳng hạn như:


Về chất gây dị ứng, hiện nay với thị trường nhập khẩu Mỹ và Châu Âu người ta có quy định bắt buộc thành luật về chất gây dị ứng. Mỹ có 8 chất: sữa, trứng, đậu, các loại hạt, cá, giáp xác, lúa mạch, đậu nành. Châu Âu có 14 chất, ngoài 8 chất như của Mỹ thì họ có: mù tạp, cần tây, mè…


Việt Nam, dù không nói chính xác, đích danh về các chất gây dị ứng, nhưng tại thông tư liên tịch 34 có quy định về thông tin bao bì nhãn mác và hướng dẫn bao gói, quy định này gần giống với danh mục 14 chất gây dị ứng của châu Âu quy định. 



Vậy DNVN muốn xuất khẩu vào các thị trường trên có những quy định như thế thì phải làm gì để ngăn ngừa chất gây dị ứng.


Thứ nhất: DN nên có những chương trình kiểm soát, phòng ngừa về vệ sinh, quy trình sản xuất trong quá trình sản xuất; hoặc phòng ngừa về việc ngăn ngừa nhiễm chéo…


Thứ hai: DN phải kê khai thông tin đầy đủ trên bao bì thành phẩm của mình. 



Thứ ba: Lấy mẫu thẩm tra lại trên dây truyền sản xuất, trên sản phẩm
Tại một khóa học về PCQI trước đây do dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập tổ chức, chuyên gia Nguyễn Văn Anh, Trưởng phòng đào tạo và đánh giá nhà cung cấp của Bureau Veritas Việt Nam chia sẻ rằng: Mỹ, châu Âu yêu cầu nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất gây dị ứng thì bắt buộc phải ghi thông tin rõ ràng trên bao bì thành phẩm khi xuất vào. Nếu không chắc chắn không có chất gây dị ứng thì doanh nghiệp có thể dùng cụm từ “May contain”. Và nhiều doanh nghiệp Việt Nam ghi điều này.


Nhưng người ta cũng khuyến cáo, trong trường hợp nếu các doanh nghiệp muốn ghi câu “May contain”, hãy cân nhắc đến cảm giác của người tiêu dùng khi họ tỏ ra e sợ về sự không chắc chắn này. 





Ông Nguyễn Huy, Giám đốc Thực phẩm Bureau Veritas Việt Nam


Trong khi đó, vào Mỹ hay châu Âu sẽ càng khó, khi luật FSMA đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt lao đao, và có lẽ lâu dần họ cũng sợ không giám xuất khẩu.


Thực tế, theo ông Nguyễn Huy - Giám đốc Thực phẩm Bureau Veritas Việt Nam tại một cuộc hội thảo mới đây của Bureau Veritas tổ chức đưa ra con số: Tháng 12/2016 có 1.845 nhà máy thực phẩm ở Việt Nam đăng ký với FDA để xuất khẩu vào Mỹ, nhưng tháng 1 năm 2018, con số này đã rớt xuống còn 806, như thế, hơn 1.000 công ty Việt Nam đã rớt khỏi danh sách xuất hàng vào Mỹ do không nắm bắt được các quy định mới.


 
Bài Trần Quỳnh, ảnh: Anh Tuấn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 64883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 909420

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44277105



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach