23:31 EDT Chủ nhật, 19/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

Sẵn sàng với công nghệ cao, nhưng chưa sẵn sàng với nano

Thứ tư - 23/11/2016 05:31
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định: “TP.HCM sẵn sàng đầu tư cho những dự án công nghệ cao thông qua đầu mối tiếp nhận là khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP)”.
 


Chủ tích UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ trái sang) đang lắng nghe ông Ngô Võ Kế Thành (áo trắng), giám đốc trung tâm R&D của khu Công nghệ cao, giới thiệu sản phẩm có tích hợp công nghệ nano.

Đón nhận những dự án công nghệ cao

Ông Phong đã nói như vậy với TGTT tại hội nghị quốc tế thường niên của khu Công nghệ cao TP.HCM vừa diễn ra trong hai ngày 17 và 18.11.2016. Chỉ vào tiến sĩ Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý SHTP, ông Phong nói thêm: “Tôi đã yêu cầu ban quản lý SHTP tập hợp các dự án công nghệ cao, những kiến nghị, yêu cầu của các nhà khoa học có tâm huyết để trình lãnh đạo TP.HCM, sau đó hoạch định những chính sách đầu tư cho những dự án có giá trị, thiết thực”.
 
Trước đó vài tiếng đồng hồ, nói chuyện với các nhà khoa học trong nước và quốc tế, doanh nghiệp công nghệ cao, ông Phong khẳng định: “Tập hợp trí thức là giải pháp bền vững để phát triển đất nước. Lãnh đạo TP.HCM cầu thị và lắng nghe những ý kiến đóng góp, thích nghe những ý kiến thẳng thắn. Không bao giờ o ép ai cả”.
 
Tại hội nghị thường niên lần này, với chủ đề “Ứng dụng và công nghệ vật liệu nano”, nhiều viện trường có trưng bày các sản phẩm ứng dụng công nghệ nano với mục đích như lời tiến sĩ Lê Hoài Quốc: “Không chỉ chia sẻ về kiến thức theo chủ đề mà hội nghị thường niên còn là cơ hội thương mại hoá các sản phẩm”. Ông Phong tỏ vẻ hào hứng với những kết quả nghiên cứu ban đầu về nano của các viện trường, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm... Ông hỏi chi tiết về khả năng ứng dụng của từng sản phẩm, ứng dụng với thực tiễn cuộc sống.
 
Trong quá khứ và hiện tại, TP.HCM đã đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như vi mạch bán dẫn, nhiên liệu sinh học, y tế... Đặc biệt là có cả một chương trình vi mạch và bán dẫn với nguồn kinh phí dự toán lên tới hàng ngàn tỉ đồng, chưa kể gần 7.000 tỉ đồng vào việc xây dựng nhà máy sản xuất chip.
 
Nano đâu phải bánh mì!
 
Vậy, với lĩnh vực nano, liệu TP.HCM có một chương trình riêng biệt như đã và đang làm cho ngành vi mạch bán dẫn? Câu hỏi của TGTT chưa nhận được phản hồi từ những nhà lãnh đạo của TP.HCM. Nhưng góp nhặt thông tin từ phía các chuyên gia về lĩnh vực nano thế giới và trong nước, việc xác định mục tiêu và đầu tư vào nano còn khó hơn cả lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
 
Nói chuyện với giới chuyên gia về lĩnh vực nano trong nước tại hội nghị lần này, giáo sư Munir Nayfeh (nhà phát minh của quá trình tạo hạt Nano Silicon phát quang RGB) đến từ đại học Illinois (Hoa Kỳ) tiết lộ: Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều tiền vào lĩnh vực nano. Khi ông Bill Clinton còn làm Tổng thống Mỹ đã đầu tư 200 triệu USD cho nano. Đến thời George W. Bush làm Tổng thống Mỹ đã đầu tư 3,7 tỉ USD vào nano. “Nano ứng dụng trên nhiều lĩnh vực: y học, điện tử, công nghiệp dầu mỏ, quần áo, mỹ phẩm... Nên muốn làm nano phải có tiền”, giáo sư Munir Nayfeh kết luận như một chân lý!
 
Tại Việt Nam, thứ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Phạm Đại Dương xác nhận: “Nano được nhiều người biết nhưng để là một ngành công nghiệp thì còn quá nhiều điểm yếu”. GS.TS Nguyễn Đức Chiến, chủ tịch hội Khoa học vật liệu Việt Nam, cho biết, nhiều đề tài phát triển nano trong các sản phẩm về cơ khí, sinh học, dầu khí, vật liệu, khảo sát môi trường, năng lượng sạch... được quỹ Nafosted tài trợ và các dự án được Chính phủ chấp thuận: đo cảm ứng từ trường, xây dựng các bản đồ biển, phát triển kính hiển vi siêu rõ, ứng dụng in thạch bản bằng laser, ứng dụng phát hiện khí trong khai khoáng…
 
“Những năm về sau, đề tài nghiên cứu về nano nhiều hơn. Năm 2015 có 43 đề tài về nano, còn năm 2016 có 45 dự án với nhiều nhà khoa học đến từ các viện trường: viện Khoa học vật liệu, viện Vật lý học, viện Khoa học ứng dụng cấp cao, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội/ TP.HCM, ĐH Huế, ĐH Duy Tân, ĐH Vinh...”, GS Chiến nói.
 
Nhưng cũng theo vị giáo sư này, “còn thiếu một chương trình quốc gia về nano. Nguồn lực và tài chính vẫn còn thấp và phân tán. Mối liên hệ giữa các cá nhân, viện trường và thực tế còn yếu. Giới nghiên cứu miền Bắc thiên về học thuật. Còn giới nghiên cứu miền Nam thiên về ứng dụng. Do vậy, phải tạo ra hai trung tâm nghiên cứu với mục đích khác nhau. “Hiện nay, mức đầu tư cho nano còn quá thấp: 600 – 900 triệu đồng/đề tài. Việc đăng ký bản quyền còn ít, chủ yếu công bố kết quả qua các bài báo. Cũng như các lĩnh vực công nghệ cao, cần có tiền từ Nhà nước đầu tư nghiên cứu, còn các doanh nghiệp tư nhân tham gia sản phẩm đầu cuối. Nếu được như vậy, hy vọng nano mới có nhiều kết quả hơn”, GS Chiến nhận định.
 
Bài và ảnh: Trọng Hiền
Theo báo Thế giới tiếp thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 154


Hôm nayHôm nay : 27687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105637

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44473322



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach