02:20 EDT Thứ tư, 15/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » Khảo sát

Bàn cách làm nông có trách nhiệm

Thứ ba - 10/05/2016 22:40
Dân số thế giới đang tăng từ 7,4 tỉ người hiện tại lên hơn 9 tỉ người vào năm 2050. Đất canh tác nông nghiệp chẳng thể tăng theo, chưa nói đến chuyện biến đổi khí hậu đang khiến cho mùa màng thất bát. Vậy làm thế nào để sản xuất nông nghiệp nuôi sống được ngần ấy người?
Đấy chính là câu hỏi xuyên suốt của các cử tọa và diễn giả tham dự Diễn đàn Kinh doanh có trách nhiệm (RBF) diễn ra tại Jarkarta, Indonesia vào những ngày cuối tháng 4.2016.






Câu trả lời thật đa dạng, nhưng tựu chung nằm ở điểm chung: phải tăng năng suất.
 
Thế nhưng tăng năng suất bằng cách nào thì đang là một bài toán nan giải cho các quốc gia ở châu Á, và đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là vựa lúa của thế giới.
 
Các số liệu của RBF dẫn ra cho thấy trên toàn thế giới có khoảng 525 triệu nông hộ nhỏ thì châu Á chiếm chừng 85%, phần lớn là ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất.
 
Còn ở ASEAN con số này là khoảng hơn 100 triệu hộ nông dân trong tổng số chừng 650 triệu dân.
Bài toán tăng năng suất được chỉ ra bằng yếu tố công nghệ, bằng cơ giới hóa.
 
Nhưng điều này lại động chạm tới một điểm yếu cố hữu của nông hộ châu Á: diện tích canh tác quá nhỏ bẻ, rải rác khi 85% hộ dân có các mảnh đất dưới 1 ha.
 
Cụ thể thì theo RBF, con số các nông hộ có diện tích dưới 1 ha ở Indonesia là 18.6 triệu, ở VN là 9.1 triệu, ở Philippines là 1.9 triệu và Myanmar là 1.2 triệu.
 
Tính trung bình thì mỗi một người dân ở Đông Nam Á chỉ có chừng 0,12 ha đất nông nghiệp.
 
Và điều đó không có cách nào để có thể cơ giới hóa, làm nông trên diện rộng để tăng năng suất được. Công nghệ, dẫu biết sẽ làm năng suất tăng gấp 3-4 lần, nhưng còn vô số vấn đề đằng sau phải giải quyết, từ tài chính, vốn là nhức nhối nhất, để chuỗi giá trị, phân bón, hóa chất...  Và mấu chốt của vấn đề tăng năng suất chính là phải tăng được thu nhập cho người nông dân.
 
"Để phát triển nông nghiệp bền vững, chìa khóa là cuộc sống hay phụ thuộc và cuộc sống của người nông dân có bền vững hay không", ông Amran Sulaiman, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia phát biểu.
 
"Nông dân không chỉ là người dễ tổn thương nhất trong an ninh lương thực mà là cả hệ thống", ông U Tin Htut, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar nhận định trong Diễn đàn.
 
Một trong những người dễ bị tổn thương nhất trong nông nghiệp chính là phụ nữ, và đó là một trong những chủ đề thảo luận của RBF.
 
"50% NÔNG DÂN ở châu Á là phụ nữ, 70% sống ở nông thôn, theo đuổi nghề nông. "Họ chịu nhiều thiếu thốn, họ không tiếp cận đến với công nghệ, tài chính, các nguồn lực khác. 1.1 tỉ phụ nữ nông dân không tiếp cận đến với nguofn lực thông thường. 150 triệu người đói ăn. Quên hình ảnh phụ nữ trong nông nghiệp là điều không nên. Phụ nữ nai lưng ra làm, nhưng họ không ra quyết định, và các chính sách hầu như không tiếp cận đến họ",  Jenny Costelloe, Giám đốc GrowAsia, điều phối phiên thảo luận về Tăng quyền phụ nữ trong nông nghiệp, bình luận.
 
Bài, ảnh: Phi Tuấn - BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 101

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 25538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 922878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44290563



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach